| Hotline: 0983.970.780

Nuôi cua ở vùng chuyển dịch

Thứ Năm 29/11/2012 , 11:45 (GMT+7)

Về vùng chuyển dịch huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau vào những ngày này mới cảm nhận hết niềm vui của bà con nghèo là đồng bào dân tộc người Khmer.

Mô hình nuôi cua đã tạo ra hướng đi mới cho bà con nông dân vùng chuyển dịch

Về vùng chuyển dịch huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau vào những ngày này mới cảm nhận hết niềm vui của bà con nghèo là đồng bào dân tộc người Khmer. Họ đang vui niềm vui “kép” vì cái đói của gia đình cơ bản được giải quyết, còn chuyện làm giàu thì chỉ trong nay mai.

Tiếp xúc với chúng tôi, lão nông Thạch Khuối, ngụ ấp 7, xã Tân Lộc Bắc, huyện Thới Bình khẳng định: “Bà con ở đây nếu không nhờ nuôi cua đem lại thu nhập cao thì hổng biết lấy gạo đâu ăn à”. Theo lời lão nông này, sau nhiều năm liên tiếp “sống dở chết dở” với con tôm sú, nhiều bà con trong vùng đã thật sự rơi vào khó khăn. Đặc biệt là đối với những hộ ít vốn thì xem như tiêu luôn.

Trong lúc bà con đang bí lối thì mô hình nuôi cua theo dạng bán công nghiệp đang mang lại hiệu quả kinh tế cao. “Mô hình nuôi cua ở vùng chuyển dịch này đang là cứu cánh cho bà con là người Khmer chúng tôi. Con cua không những giúp cho cái bụng no mà nó còn từng bước đưa nhiều gia đình ở vùng này thoát nghèo”.

Đi dọc theo những cánh đồng bạt ngàn ở huyện Thới Bình mới thấy không khí làm ăn phấn khởi của người dân. Ban đầu là một hộ nuôi trúng, sau đó là 2 - 3 hộ, rồi kế tiếp là cả làng, cả xóm học hỏi nuôi cua theo để cùng nhau làm giàu. Ở ấp 7, ông Thạch Khuốl được mệnh danh là ông tiên phong của bà con nghèo vì ông là người đầu tiên áp dụng mô hình nuôi cua.

Ông Khuối tâm sự: “Sau khi chuyển dịch sang nuôi tôm gia đình tôi trúng đậm liên tiếp ở mấy vụ đầu. Nhưng dần về sau thì con tôm không còn mang lại hiệu quả như trước. Nuôi vụ nào chúng nó kéo nhau đâm đầu vào bờ chết ráo. Thấy vậy tôi đi một số nơi học hỏi mô hình nuôi cua rồi về áp dụng vào diện tích đất của gia đình. Không ngờ mang lại hiệu quả kinh tế khá cao”. Ông nông dân này vui mừng cho biết, sau mỗi vụ thu hoạch, trừ đi tất cả chi phí ông còn lãi hơn 30 triệu đồng.

Lợi thế của con cua là có thể thả nuôi trong ruộng lúa, nuôi theo dạng luân canh vào mùa nước mặn hoặc ngay cả xen canh trong mùa nước ngọt khi lúa đã tốt. Thả cua giống khi độ mặn, nhiệt độ, độ phèn nằm trong khoảng thích hợp. Tiến hành thả cua lúc trời mát và nên thả trên bãi để cua tự bò xuống nước. Chỉ có như vậy là người nuôi có thể có được những vụ mùa bội thu.

Học hỏi và làm theo ông Khuối, gia đình anh Lê Văng Song, ngụ ấp 5, xã Tân Lộc Bắc cũng đang từng bước thoát nghèo. Anh Song chia sẻ: “Nuôi cua dễ hơn nuôi tôm, kỹ thuật chăm sóc cũng không cầu kỳ, phức tạp. Chỉ cần cải tạo ao đầm cho bớt bùn là có thể thả nuôi. Thức ăn cho cua thì mình tận dụng các loại cá tạp có sẵn trong vuông, trong đó cá phi là chủ yếu. Bờ bao vuông nuôi chỉ cần dùng lưới rào cao khoảng 5 tấc để cua không thể bò ra là được”.

Tín hiệu khả quan từ việc nuôi cua ở ở huyện Thới Bình đang nhen nhúm trở lại niềm tin của người dân vùng chuyển dịch, bởi thời gian vừa qua vấn nạn tôm chết đã làm không ít hộ dân phải điêu đứng. Nhiều hộ dân không biết mình sẽ nuôi con gì trong đồng ruộng của mình. Thì nay, chuyện nuôi cua đã manh nha làm người dân tin tưởng vào mô hình mới này. Tuy nuôi cua không trúng đậm bằng nuôi tôm, nhưng chắc ăn hơn.

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp thì mô hình nuôi cua đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Không cần tốn kém nhiều chi phí để đầu tư, đặc biệt những hộ có diện tích đất ít cũng có thể áp dụng SX được. Ao nuôi cua nên có diện tích từ 300 - 1.000 m2, độ sâu khoảng 0,8 - 1,2 m, với bờ có chiều rộng đáy 3 m, mặt từ 1 - 1,5 m và cao hơn mức triều cường ít nhất là 0,5 m. Bờ bao chỉ cần rào bằng đăng tre, tấm nhựa, lưới cước đặt hơi nghiên vào phía trong để cua không thoát ra được. Bà con nông dân nên lưu ý trước khi thả giống nuôi 1 - 2 tuần cần tiến hành chuẩn bị ao như bón vôi với liều lượng từ 10 - 15 kg/ha hoặc ít hơn (tùy theo diện tích nuôi) và khâu cuối cùng là lấy nguồn nước sạch vào vuông nuôi.

Xem thêm
Chăn nuôi lợn tuần hoàn, công nghệ cao để an toàn, bền vững

HẢI PHÒNG Mô hình chăn nuôi tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao là một điển hình thành công mà còn mở ra hướng đi bền vững, tất yếu cho người chăn nuôi tại Hải Phòng.

Báo động nguy cơ dịch bệnh do người dân vứt xác lợn ra môi trường

QUẢNG TRỊ Nhiều người dân tại các địa phương phía bắc tỉnh Quảng Trị vứt xác lợn chết vì dịch bệnh ra đồng.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Cần hoàn thiện thông tin về nông hộ để ngành cà phê đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Thiết bị VMS trục trặc, ngư dân lại than trời

Vĩnh Long Trong số 1.818 lượt tàu cá bị mất kết nối VMS của Vĩnh Long, có 378 lượt bị nhắc nhở, số còn lại không có dấu hiệu vi phạm hoặc do gặp sự cố như chìm tàu, cháy nổ.

Cần Thơ trồng 5 ha rừng ngập mặn trên đất bãi bồi ven biển

Trồng và bảo vệ rừng hiện không còn là nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và môi trường mà trở thành trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất