| Hotline: 0983.970.780

Nuôi cua đinh khổng lồ trong hồ thu tiền tỷ mỗi năm

Thứ Tư 02/11/2022 , 10:55 (GMT+7)

Cần Thơ Từng là hộ kinh tế khó khăn, anh Trần Minh Quan ở TP Cần Thơ đã phất lên nhờ nuôi cua đinh khổng lồ lên đến vài chục ký mỗi con.

Anh Trần Minh Quan đang sở hữu trại cua đinh với diện tích rộng hơn 1.000m2, ở ấp Tân Thành, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Anh Trần Minh Quan đang sở hữu trại cua đinh với diện tích rộng hơn 1.000m2, ở ấp Tân Thành, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Anh Trần Minh Quan đang sở hữu trại cua đinh với diện tích rộng hơn 1.000m2, ở ấp Tân Thành, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ. Trong đó với 40 bể nuôi con giống cua đinh và 3 ao nuôi cua đinh thịt. Mỗi năm, gia đình anh Quan bỏ túi gần 1 tỷ đồng từ việc bán con giống và cua đinh thịt.

Tỷ phú nuôi cua đinh Trần Minh Quan chia sẻ, lúc đầu vợ chồng anh nuôi ba ba qua bao nhiêu năm vẫn không khá lên nổi, do giá thị trường khá bấp bênh. Trong một lần tình cờ, anh Quan được người bà con giới thiệu giống cua đinh Nam bộ với ưu điểm vượt trội. Nhận thấy đây là giống vật nuôi có tiềm năng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ hai bàn tay trắng, anh Quan đã mạnh dạn đầu tư, và rồi thành công với mô hình nuôi cua đinh, giúp gia đình có của ăn của để như ngày hôm nay.

Anh Quan cho biết, năm 2011, gia đình anh gom góp hết tiền trong nhà được 20 triệu đồng, đi vay thêm ngân hàng nông nghiệp 30 triệu đồng để mua cua đinh giống về nuôi. Lúc bấy giờ, một con giống có giá đến 500.000 đồng/con, dù mới 1 tháng tuổi. Thấy vậy, nhiều người trong xóm bảo anh là thằng quá liều mạng, nuôi xong bán cho ai bây giờ. Mặc kệ lời ra tiếng vào của người khác, anh tiếp tục đam mê sự nghiệp của mình và cộng thêm chịu khó đi tham quan mô hình nuôi cua đinh bất cứ ở tỉnh nào có nuôi là anh đến để học hỏi kinh nghiệm cho bản thân. Bên cạnh đó anh còn tìm hiểu kỹ thuật trên sách báo và xem đài truyền hình nói về kỹ thuật nuôi cua đinh. Từ đó anh rút ra nhiều kinh nghiệm trong nghề nuôi cua đinh.

Trong đó với 40 bể nuôi con giống cua đinh và 3 ao nuôi cua đinh thịt. Mỗi năm, gia đình anh Quan bỏ túi gần 1 tỷ đồng từ việc bán con giống và cua  đinh thịt. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trong đó với 40 bể nuôi con giống cua đinh và 3 ao nuôi cua đinh thịt. Mỗi năm, gia đình anh Quan bỏ túi gần 1 tỷ đồng từ việc bán con giống và cua  đinh thịt. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo anh Quan, cua đinh vốn sống hoang dã nên sức đề kháng cao, nuôi ít bị hao hụt đầu con, cua đinh mau lớn lại nặng cân. Nuôi từ năm thứ 2 trở lên, bình quân mỗi năm loài này tăng từ 2 - 3kg có thể xuất bán. Nếu nuôi lâu năm cân nặng mỗi con cua đinh lên đến 50kg. Bên cạnh đó, thịt loại cua đinh này có màu vàng, dai, chế biến món ăn thơm ngon hơn và bổ dưỡng.

Nuôi cua đinh rất khỏe ở khâu cho ăn, bình quân cách ngày cho ăn một lần và 2-3 ngày thay nước để bể nuôi luôn sạch và bị xuất các loại bệnh trên cua đinh. Đối với cua đinh từ 1-3 tháng tuổi cho ăn tép hay ốc xay nhuyễn làm thức ăn cho cua đinh. Còn cua đinh loại lớn từ 6 tháng tuổi trở lên cho ăn ruột gà, ruột vịt, lục bình…Bên cạnh đó anh Quan còn tận dụng thả ốc bươu vàng vào bể nuôi để làm mồi cho cua đinh ăn.

Hiện cua đinh giống 1 tháng tuổi được anh bán với giá 450.000 đồng/con, trung bình mỗi năm cơ sở của anh Quan cung cấp cho thị trường từ 1.800 - 2.000 con giống. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiện cua đinh giống 1 tháng tuổi được anh bán với giá 450.000 đồng/con, trung bình mỗi năm cơ sở của anh Quan cung cấp cho thị trường từ 1.800 - 2.000 con giống. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nói về sinh sản của cua đinh, hàng năm, cua đinh đẻ từ 3 - 4 ổ, mỗi ổ từ 10 - 18 trứng, tỷ lệ nở con cao đạt 90%. Cua đinh giống 1 tháng tuổi được anh bán với giá 450.000 đồng/con, cua đinh thịt thị trường mua vào dao động từ 500.000 - 600.000 đồng/kg. Bình quân mỗi năm anh xuất bán trên 1 tấn cua đinh thịt cho các quán ăn và nhà hàng ở các tỉnh ĐBSCL và TP. HCM.

Anh Quan cho hay, với số lượng con giống hiện tại trại giống của anh chưa cung cấp đủ nhu cầu mua giống của bà con ở một số tỉnh như: Cà Mau, Hậu Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang, Đồng Tháp… Thời gian tới, anh Quan dự định mở rộng thêm ao nuôi cua đinh thịt với khoảng 10.000m2 theo mô hình bán hoang dã và thành lập HTX nuôi cua đinh có liên kết với các hộ dân trong địa phương để bao tiêu đầu ra.

Cua đinh thịt càng nuôi càng lớn, thị trường mua vào dao động từ 500.000 - 600.000 đồng/kg. Ảnh: Minh Đảm.

Cua đinh thịt càng nuôi càng lớn, thị trường mua vào dao động từ 500.000 - 600.000 đồng/kg. Ảnh: Minh Đảm.

Ông Vương Tấn Tài, Trưởng ấp Tân Thành, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền cho biết, hộ gia đình anh Trần Minh Quan tại địa phương tiêu biểu cho nông dân thoát nghèo nhờ mô hình nuôi cua đinh. Hằng năm, gia đình nông dân này cung cấp giống cho thị trường từ 1.800 - 2.000 con giống và bán cua đinh thịt mang về thu nhập cho gia đình anh Quan khoảng 1 tỷ đồng mỗi năm.

Đây là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, vừa qua Phòng NN-PTNT huyện Phong Điền đã xuống khảo sát để thành lập HTX nuôi cua đinh với khoảng 10 hộ tham gia. Đồng thời, trong thời gian tới tại địa phương ấp sẽ vận động bà con nhân rộng mô hình này để cải thiện kinh tế hộ gia đình. Đồng thời, hướng dẫn bà con đăng ký giấy phép nuôi động vật hoang dã theo quy định của pháp luật.

Xem thêm
Người nuôi heo có lời nhưng vẫn dè dặt tái đàn

ĐBSCL Giá heo hơi tại ĐBSCL tăng mạnh, giúp nhiều hộ nuôi có lãi khá, tuy nhiên, lo ngại dịch bệnh và chi phí cao khiến nhiều người không dám mạnh dạn tái đàn.

Chuyện thú y cơ sở: [Bài cuối] Lo lắng vẫn còn

QUẢNG BÌNH Lượng thú y cơ sở tại Quảng Bình mới được tái lập chưa tròn một năm, nay đứng trước những thách thức mới khi chủ trương bỏ cấp huyện được triển khai trên toàn quốc.

Thời tiết khắc nghiệt, sầu riêng nguy cơ mất mùa

GIA LAI Do ảnh hưởng thời tiết, sầu riêng đang giai đoạn ra trái non bị rụng, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai có nguy cơ mất mùa.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

'Hồi sinh' giống lúa mùa đặc sản quý hiếm

LONG AN Từ những dòng gen sót lại trên vùng trũng nhiễm phèn ở vùng biên giới Long An, các nhà khoa học phục tráng thành công giống lúa huyết rồng bản địa quý hiếm.

Nuôi biển tiên tiến - xu hướng tất yếu: [Bài cuối] Nhà khoa học đồng hành

Theo PGS.TS Võ Văn Nha, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III, việc nuôi biển xa bờ ứng dụng công tiên tiến, công nghệ cao là xu hướng và tất yếu.

Trồng đưng ở đầm ngập mặn

Đầm ngập mặn ở Phổ Thạnh đang dần được phủ xanh bởi những cây đưng, giúp bảo vệ đất, tạo ra môi trường thuận lợi để sản xuất muối sạch, chất lượng cao.

Đọc nhiều nhất