Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp

Thứ Hai, 19/5/2025 7:51 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Ninh Bình có Liên hiệp hợp tác xã dê

Thứ Năm 28/03/2024 , 17:27 (GMT+7)

Ninh Bình hiện có 2 Liên hiệp HTX gồm Liên hiệp HTX dê Ninh Bình và Liên hiệp HTX sản xuất, tiêu thụ nông sản an toàn tỉnh Ninh Bình.

Nghề nuôi dê giúp cho nhiều nông dân có của ăn của để. Ảnh: NNVN.

Nghề nuôi dê giúp cho nhiều nông dân có của ăn của để. Ảnh: NNVN.

Trong thời gian qua hai Liên hiệp HTX này đã tập trung vào khâu xây dựng kế hoạch, tìm kiếm thị trường, đối tác, xây dựng hệ thống cửa hàng nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm cho các thành viên. Cụ thể như Liên hiệp HTX dê Ninh Bình với 5 thành viên, vốn điều lệ là 2,5 tỷ đồng đã đầu tư dây chuyền sản xuất chế biến 5 sản phẩm từ thịt dê tươi, bước đầu được thị trường trong và ngoài tỉnh chấp nhận.

Tính đến cuối năm 2023, toàn tỉnh Ninh Bình có 504 HTX (tăng 37 HTX so với cuối năm 2022), có 537 tổ hợp tác (tăng 25 tổ so với cuối năm 2022). Có 77 HTX, 2 Liên hiệp HTX sản xuất, kinh doanh gắn với chuỗi giá trị sản phẩm, một số đã ứng dụng công nghệ cao, liên kết hoạt động sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp như chuỗi các sản phẩm dê, gà, lợn thảo dược; chuỗi chạch sụn; chuỗi gạo chất lượng cao, trà rau má, dược liệu... Khu vực kinh tế tập thể của Ninh Bình trong năm 2023 đã tạo hơn 1.500 việc làm mới, nhất là khu vực nông thôn, góp phần giảm nghèo bền vững. Tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế như nhiều HTX khó khăn, hạn chế, năng lực tài chính yếu, khả năng cạnh tranh thấp, quản trị hạn chế; khả năng tiếp cận, ứng dụng công nghệ cao, tìm kiếm thị trường tiêu thụ còn thấp.

Hầu hết các HTX đều thiếu vốn để sản xuất kinh doanh, không tiếp cận được các vốn vay ưu đãi của Nhà nước vì chưa có tài sản thế chấp, đảm bảo. Một số HTX nông nghiệp quy mô quá nhỏ (thôn, liên thôn), diện tích canh tác còn ít dưới 100ha do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa nên hoạt động cầm chừng. Một số HTX phi nông nghiệp năng lực tài chính hạn chế, chưa thích ứng kịp trong nền kinh tế thị trường, chưa thể hiện rõ vai trò hỗ trợ thành viên. Một số HTX đã dần được tiếp cận với mô hình sản xuất gắn với chuỗi giá trị hàng hóa, song vướng mắc nhất trong công đoạn chế biến do thiếu máy móc, thiết bị, điều kiện cơ sở hạ tầng, khó khăn trong thủ tục cấp chứng nhận các tiêu chí chất lượng sản phẩm/dịch vụ cũng như chuyển đổi số.

Xem thêm
Lạng Sơn khoanh vùng, khống chế các ổ dịch tả lợn Châu Phi

Lạng Sơn yêu cầu các địa phương kịp thời chỉ đạo xử lý dứt điểm các ổ dịch tả lợn Châu Phi, không để bùng phát dịch bệnh, hạn chế phát sinh ổ dịch mới.

Chăn nuôi an toàn không dịch bệnh là 'chìa khóa' cho sinh kế bền vững

TUYÊN QUANG Chăn nuôi an toàn dịch bệnh không chỉ là giải pháp bảo vệ đàn vật nuôi mà còn là chìa khóa ổn định sản xuất, giữ vững sinh kế cho người dân ở Tuyên Quang.

Đánh giá diễn biến sinh trưởng lúa xuân 2025 của Nghệ An

Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã kiểm tra trực tiếp tại Nghệ An nhằm đánh giá tổng quan vụ xuân năm nay, bao gồm 2.500 ha lúa không đạt kỳ vọng.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

Đồng Tháp tập huấn về AI cho cán bộ và người dân

Đồng Tháp tổ chức tập huấn AI nhằm nâng cao nhận thức chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức và người dân trên địa bàn tỉnh.

Thủ phủ tôm giống công nghệ cao: [Bài 1] Chiếm hơn 30% sản lượng con giống cả nước

Ninh Thuận được mệnh danh là thủ phủ tôm giống của cả nước, bởi địa phương này có 460 cơ sở sản xuất và chiếm hơn 30% sản lượng tôm giống toàn quốc.

Thực hiện chiến lược lâm nghiệp bền vững từ hoạt động trồng cây

Bình Dương Từ phong trào trồng cây nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác, tỉnh Bình Dương đã đẩy mạnh thực hiện chiến lược phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn mới.