| Hotline: 0983.970.780

Nghinh đón tượng Phật ngọc lớn và quý nhất thế giới

Thứ Tư 13/05/2009 , 13:46 (GMT+7)

Phật ngọc được tôn xưng là “Phật ngọc cho hòa bình thế giới”, pho tượng Phật làm bằng ngọc lớn nhất và quý giá nhất thế giới của Phật giáo thế kỷ 21. Tượng Phật Ngọc nặng 4,5 tấn và cao hơn 4m.

Chùa Phật Tích (xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) sẽ tổ chức đại lễ cung nghinh tượng Phật ngọc lớn nhất và quý giá nhất thế giới vào ngày 16/5. 

Phật ngọc được tôn xưng là “Phật ngọc cho hòa bình thế giới”, pho tượng Phật làm bằng ngọc lớn nhất và quý giá nhất thế giới của Phật giáo thế kỷ 21. Tượng Phật Ngọc nặng 4,5 tấn và cao hơn 4m, được chế tác điêu khắc từ một khối ngọc vĩ đại có một không hai đã được phát hiện tại Canada vào năm 2000. Pho tượng Phật ngọc đã trở thành báu vật của Phật tử trên toàn thế giới.

Đại lễ cung nghinh tượng “Phật ngọc cho hòa bình thế giới” và đại lễ cầu quốc thái dân an và hoà bình thế giới tại chùa Phật Tích nhân dịp mùa Phật Đản Phật lịch 2553 do Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Tỉnh hội Phật giáo Bắc Ninh tổ chức. Ngày 22/5/2009,  tại chùa Phật Tích cũng sẽ diễn ra lễ cầu siêu cho anh linh các anh hùng liệt sỹ và đồng bào tử nạn nhân dịp 55 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Du khách và phật tử sẽ được chiêm ngưỡng tượng Phật ngọc tại chùa Phật Tích, ngôi cổ tự được xem là một trong những di tích lịch sử đặc biệt. Chùa Phật Tích từng giữ một vai trò quan trọng trong lịch sử truyền bá đạo Phật ở Việt Nam. Hiện nay, chùa còn gìn giữ được những báu vật quốc gia như: Pho tượng cổ A Di Đà bằng đá xanh nghìn năm tuổi, hai hàng linh thú thời Lý, di hài xá lợi nhục thân của thánh tổ Chuyết Chuyết thế kỷ 17. Đây đã từng là trung tâm Phật giáo, văn hoá với bề dày lịch sử và chiều sâu tâm linh.

Để chuẩn bị cho lễ cung nghinh tượng Phật ngọc, chùa Phật Tích đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Mặc dù chùa Phật Tích đang trong quá trình trùng tu (chào mừng 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội) nhưng BTC đã trang trí một khuôn viên với lễ đài trang nghiêm và hoàng tráng để an trí tượng Phật ngọc cho Phật tử  chiêm bái. 

Trước khi đến điểm cuối tại Việt Nam là chùa Phật Tích, tượng “Phật ngọc cho hòa bình thế giới” đã có hành trình dài đến những điểm đầu tiên của Việt Nam là chùa Quán Thế Âm (Đà Nẵng), chùa Đại Tùng Lâm (Bà Rịa - Vũng Tàu), chùa Phổ Quang (TP. HCM), chùa Hoằng Pháp (TP. HCM) và chùa Vạn An (Đồng Tháp).

Đại đức Thích Đức Thiện, trụ trì chùa Phật Tích cho biết: “Cử hành đại lễ cầu an, quốc thái, cầu mưa thuận gió hoà và sự phát triển bền vững cho đất nước là truyền thống văn hoá rất thịnh hành vào thời Lý (1009 -1225). Sự linh ứng của đại lễ này được ghi trong Đại Việt sử ký toàn thư về việc các vị vua an trí Phật Pháp Vân cầu đảo cho mùa màng bội thu, xã tắc được thanh bình. Trước những khó khăn chung của nền tài chính và kinh tế thế giới, chúng ta cùng cầu nguyện cho đất nước phát triển ổn định, bền vững”. 

Ông Nguyễn Nhân Chiến - Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh cho biết: “Sự kiện cung nghinh tượng “Phật ngọc cho hoà bình thế giới” và đại lễ cầu quốc thái dân an trở thành sự kiện văn hoá của tỉnh. UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành cùng tích cực tham gia cùng với Tỉnh hội phật giáo Bắc Ninh và chùa Phật Tích tổ chức thành công sự kiện này và mong muốn quảng bá hình ảnh một Bắc Ninh giàu truyền thống văn hoá và đang vững bước trong hội nhập phát triển.”

Những điều chưa biết về ngôi chùa cổ sắp nghinh đón tượng Phật ngọc

Chùa Phật Tích là một ngôi chùa cổ, nơi đây chính là cái nôi đầu tiên của Phật Giáo Việt Nam. Chùa được vua Lý Thánh Tông cho xây dựng vào thế kỷ thứ 11, tọa lạc tại xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. 

Trong khuôn viên chùa, công trình khai quật tòa linh tháp ngay dưới chân pho tượng đá xanh A Di Đà cũng đang được gấp rút được hoàn thành. Tại chùa Phật Tích, cổ vật quí giá nhất Việt Nam về tượng phật bằng đá là pho tượng đá xanh A Di Đà vẫn được giữ nguyên tại nơi an tọa từ ngàn năm trước và du khách phật tử có thể tự do chiêm bái.

Đặc biệt, trong quá trình khai quật dưới chân pho tượng đá xanh, các nhà khảo cổ đã phát hiện móng của một tòa linh tháp khổng lồ. Phần móng vẫn còn nguyên vẹn. Đây là một “đại cổ vật” quí báu của chùa Phật Tích đang được bảo quản để nghiên cứu. Đáng chú ý, trong quá trình khai quật, nhà chùa đã phát hiện được rất nhiều “tiểu cổ vật” quí giá như đồ gốm từ đời Lý gồm bát, đĩa, đồ trang trí…  

Một điều rất lạ được nhiều người dân sống quanh chùa cho biết là ngay từ lối vào chùa, tại khoảng vườn có một cây mít sai trĩu quả. Lạ ở chỗ, tất cả những quả mít đều không tròn trịa mà có hình thù tựa như những khuôn mặt Phật. Những quả mít này nằm chen chúc nhau, có khi đến 4, 5 quả trên cùng một cuống. Đây cũng sẽ là điều sẽ rất hấp dẫn du khách trong những ngày đại lễ cung nghinh tượng Phật ngọc sắp tới.

(Theo Dân trí)

Xem thêm
U16 nữ Hà Nội bảo vệ thành công ngôi vô địch quốc gia

U16 nữ Hà Nội giành chiến thắng 2-1 trước Hà Nam, chính thức bảo vệ thành công danh hiệu vô địch giải U16 bóng đá nữ quốc gia 2025.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam sắp thu vé tham quan

Từ ngày 12/4/2025, người dân và du khách khi vào tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam cần mua vé với mức giá 40.000 đồng/người/lượt.

Ươm tạo 100 doanh nghiệp du lịch tiên phong quản lý rác hiệu quả

Mục tiêu của ‘Mạng lưới du lịch Việt Nam không rác’ là đến năm 2030 ươm tạo được ít nhất 100 hạt nhân doanh nghiệp tiên phong thực hành quản lý rác hiệu quả.

Vật liệu cũ ‘kể chuyện mới’

Vườn hoa Diên Hồng (Hoàn Kiếm, Hà Nội) bất ngờ ‘kể chuyện mới’ với một không gian nghệ thuật đầy màu sắc, được tạo dựng hoàn toàn từ vật liệu cũ.

Bình luận mới nhất