| Hotline: 0983.970.780

Âm nhạc Hoàng Vân cho muôn đời sau

Thứ Sáu 18/07/2025 , 13:51 (GMT+7)

Tầm vóc và di sản Nhạc sĩ Hoàng Vân là một tượng đài nghệ thuật, bác học và đại chúng, giàu cảm xúc và bền lý trí, sống mãi với thời gian.

Chương trình Nghệ thuật đặc biệt 'Cho muôn đời sau' sẽ diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) vào tối 24 - 25/7/2025. Chương trình dành một phần trang trọng giới thiệu những tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ Hoàng Vân - người đã gắn bó trọn vẹn sự nghiệp sáng tác của mình cho đất nước, cho dân tộc. Ảnh: GĐCC.

Chương trình Nghệ thuật đặc biệt “Cho muôn đời sau” sẽ diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) vào tối 24 - 25/7/2025. Chương trình dành một phần trang trọng giới thiệu những tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ Hoàng Vân - người đã gắn bó trọn vẹn sự nghiệp sáng tác của mình cho đất nước, cho dân tộc. Ảnh: GĐCC.

Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Quốc Khánh (2/9/1945- 2/9/2025), 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân (19/8/1945-19/8/2025), Cục Công tác chính trị, Bộ Công an chỉ đạo Nhà hát Hồ Gươm thực hiện Chương trình Nghệ thuật đặc biệt “Cho muôn đời sau”.

Hơn 200 nghệ sĩ, diễn viên của dàn nhạc giao hưởng và hai dàn hợp xướng, dưới sự dẫn dắt của nhạc trưởng Lê Phi Phi, cùng các ca sĩ, nghệ sĩ trong đó có NSND Xuân Bình (đàn bầu) NSND Vương Hà (ngâm thơ) NSƯT Đăng Dương, Trọng Tấn, Đào Tố Loan, Thành Lê, Trần Trang, Trang Bùi, Trường Linh, Trinh Hương (piano), Lê Thư Hương (flute) Quyền Thiện Đắc (saxophone) nhóm OPlus sẽ góp mặt trong chương trình.

Chương trình Nghệ thuật đặc biệt 'Cho muôn đời sau' quy tụ hơn 200 nghệ sĩ, diễn viên của dàn nhạc giao hưởng và hai dàn hợp xướng, dưới sự dẫn dắt của nhạc trưởng Lê Phi Phi - con trai nhạc sĩ Hoàng Vân. Ảnh: GĐCC.

Chương trình Nghệ thuật đặc biệt “Cho muôn đời sau” quy tụ hơn 200 nghệ sĩ, diễn viên của dàn nhạc giao hưởng và hai dàn hợp xướng, dưới sự dẫn dắt của nhạc trưởng Lê Phi Phi - con trai nhạc sĩ Hoàng Vân. Ảnh: GĐCC.

Chương trình gồm hai phần. Phần I “Hồi tưởng”, Phần II “Cho muôn đời sau”, giới thiệu những tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ Hoàng Vân - người đã gắn bó trọn vẹn sự nghiệp sáng tác của mình cho đất nước, cho dân tộc. Một chương trình được dàn dựng công phu với những tác phẩm âm nhạc mang tầm vóc lịch sử âm nhạc Việt Nam, của nhạc sĩ Hoàng Vân, cây đại thụ của nền âm nhạc cách mạng Việt Nam thế kỷ 20. Tên tuổi ông gắn liền với hàng loạt ca khúc đã trở thành một phần ký ức của nhiều thế hệ người Việt, những ca khúc mà thoạt nghe tưởng chừng mang tính tuyên truyền, “tiêu đề khô cứng”, dễ rơi vào công thức và sáo mòn, nhưng lại khiến người nghe rung cảm sâu sắc bởi tài năng âm nhạc xuất chúng và tấm lòng tha thiết với con người, với đất nước.

 Âm nhạc của ông là tình yêu đất nước cụ thể, không trừu tượng. Những vùng đất hiện lên trong bài hát của ông đều sống động, chân thực - từ Quảng Bình, Vĩnh Linh, Hà Nội đến Tây Bắc. Con người trong âm nhạc của ông không phải hình tượng lý tưởng hóa, mà là người thật việc thật, đủ các tầng lớp xã hội, đầy cảm xúc, đầy khát vọng. Tầm vóc và di sản Nhạc sĩ Hoàng Vân là một tượng đài nghệ thuật, người đưa âm nhạc cách mạng Việt Nam lên tầm nghệ thuật bác học mà vẫn đại chúng, giàu cảm xúc mà vẫn bền vững. Tác phẩm của ông không chỉ mang giá trị tinh thần một thời, mà sống mãi như những bài ca của lương tri, của nhân dân, của một dân tộc vươn lên từ đau thương và xây dựng đời sống.

Nhạc sĩ Hoàng Vân là một nghệ sĩ bác học của âm nhạc cách mạng, một nhạc sĩ khí nhạc bậc thầy. Khả năng phối khí và tư duy đa âm, cấu trúc phức hợp đã giúp ông nâng tầm các ca khúc, dân ca phát triển hay những bài hát đề tài xã hội thành tác phẩm nghệ thuật lớn. Ở ông, người ta thấy hội tụ ba yếu tố: Tài năng sáng tác lớn; Tư duy âm nhạc hiện đại; Tình cảm nhân ái, gần gũi nhân quần. Ông có khả năng chuyển hóa những đề tài tưởng như “khô khan” thành giai điệu sâu sắc, giàu cảm xúc, đồng thời giữ được độ sang trọng trong âm nhạc mà không đánh mất sự gần gũi đại chúng.

Ông là một nghệ sĩ bác học của âm nhạc cách mạng, một nhạc sĩ khí nhạc bậc thầy. Khả năng phối khí và tư duy đa âm, cấu trúc phức hợp đã giúp ông nâng tầm các ca khúc, dân ca phát triển hay những bài hát đề tài xã hội thành tác phẩm nghệ thuật lớn.

Ông biến những khẩu hiệu thành tác phẩm có cảm xúc sâu sắc như “Hò kéo pháo” (1954). “Hò” là một mô-típ âm nhạc dân gian quen thuộc, nhưng Hoàng Vân đã nâng tầm bằng cách xây dựng không khí sử thi, giàu hình tượng, giàu nhịp điệu, mô phỏng tiếng hò, hơi thở, sức nặng, sự dồn dập của chiến dịch lịch sử.

Hay “Quảng Bình quê ta ơi” (1964), một ca khúc mang đậm chất dân ca miền Trung, viết trong thời kỳ chiến tranh leo thang. Giai điệu ngũ cung, tiết tấu khoan thai nhưng mạnh mẽ, chất thơ hòa trong khung cảnh đất lửa mà vẫn đậm đà tình người, tình quê. Ca khúc của Hoàng Vân không “gào thét”, mà ngấm ngầm đau đáu và truyền nghị lực qua từng nốt nhạc tới người thưởng thức.

Hay “Bài ca xây dựng” tác phẩm ca ngợi công cuộc kiến thiết đất nước sau chiến tranh, nhưng không sáo rỗng. Giai điệu hào sảng, tiết tấu mạnh, có cao trào nhưng không kịch hóa - thể hiện tinh thần lao động lạc quan, nhưng cũng rất tỉ mỉ, chắc tay trong xử lý thanh nhạc và hòa âm. Ca khúc ấy đã trở thành biểu tượng của thời kỳ hòa bình mới về xây dựng lại đất nước sau bao năm chiến tranh, được dàn dựng nhiều lần trong các chương trình lớn… 

“Hai chị em” (1967) viết về người phụ nữ nông dân miền Bắc trong phong trào sản xuất lúa đạt năng suất cao. Hoàng Vân đã kể chuyện bằng âm nhạc, biến chị Hai thành hình tượng văn hóa, vừa thân quen, vừa rực rỡ, vừa thật như đời sống, được lấy cảm hứng từ nhạc chèo và dân ca Bắc bộ, không mang tính minh họa mà là một chân dung âm nhạc sinh động.

“Hồi tưởng” là một tác phẩm lớn cho hai dàn hợp xướng và dàn nhạc giao hưởng, thể hiện đỉnh cao tư duy sáng tác của ông, bày tỏ một thế giới nội tâm sâu sắc, mang tính suy tưởng triết học, cho thấy nhạc sĩ không chỉ là người viết ca khúc mà còn là nhà soạn nhạc đúng nghĩa theo tiêu chuẩn hàn lâm… 

Nhạc trưởng Lê Phi Phi đã từng tham gia chỉ huy dàn nhạc của nhiều chương trình chào mừng các sự kiện trọng đại của đất nước, trong đó có trình diễn các sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Vân. Trong ảnh là Đại tướng Tô Lâm (khi đang là Bộ trưởng Bộ Công an) và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Đại tướng Phan Văn Giang tặng hoa Nhạc trưởng Lê Phi Phi và các nghệ sĩ trong chương trình hòa nhạc đặc biệt 'Điện Biên Phủ - không bao giờ quên' (tháng 5/2024). Ảnh: GĐCC.

Nhạc trưởng Lê Phi Phi đã từng tham gia chỉ huy dàn nhạc của nhiều chương trình chào mừng các sự kiện trọng đại của đất nước, trong đó có trình diễn các sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Vân. Trong ảnh là Đại tướng Tô Lâm (khi đang là Bộ trưởng Bộ Công an) và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Đại tướng Phan Văn Giang tặng hoa Nhạc trưởng Lê Phi Phi và các nghệ sĩ trong chương trình hòa nhạc đặc biệt "Điện Biên Phủ - không bao giờ quên" (tháng 5/2024). Ảnh: GĐCC.

Các tác phẩm của nhạc sĩ Hoàng Vân được trình bày trong suốt  chương trình “Cho muôn đời sau” do Lê Phi Phi - con trai nhạc sĩ chỉ huy. Lê Phi Phi là một nhạc trưởng tài năng, có bản lĩnh và phong cách chỉ huy giàu cảm xúc, đặc biệt khi anh chỉ huy các tác phẩm của cha mình. Việc đứng trước dàn nhạc biểu diễn những tác phẩm với nhiều bài đã thành biểu tượng của một thời không chỉ là một thử thách về kỹ thuật và cảm xúc, mà còn là một trách nhiệm nghệ thuật sâu sắc, mang tính truyền thừa thế hệ.

Tài năng chỉ huy - phong cách kỹ thuật vững vàng, cảm xúc sâu sắc. Lê Phi Phi từng học tập và làm việc tại Nhạc viện Tchaikovsky (Matxcơva, Nga) - một trong những trung tâm đào tạo âm nhạc hàn lâm lớn nhất thế giới. Anh hiện sống và làm việc tại Bắc Macedonia, là khách mời thường xuyên tại nhiều dàn nhạc giao hưởng châu Âu. Các nhà phê bình và nhạc sĩ từng hợp tác với anh nhận xét:  “Về kỹ thuật, Lê Phi Phi có phong cách chỉ huy rõ nét, chặt chẽ, có chiều sâu phân tích cấu trúc. Các buổi chỉ huy của anh đều toát lên sự kiểm soát tốt đối với bố cục âm nhạc, đặc biệt là trong các tác phẩm có nhiều lớp hòa âm, đa bè. Về cảm xúc, Lê Phi Phi là người theo đuổi chủ nghĩa biểu hiện và cảm thụ cá nhân, thường xuyên “thắp lửa” cho dàn nhạc bằng chính nội tâm mạnh mẽ và trải nghiệm sống phong phú. Anh không làm quá mức hình thức biểu diễn, mà chú trọng truyền dẫn tinh thần của tác phẩm - nhất là với những bản nhạc quen thuộc, anh làm mới bằng nội lực chứ không bằng hiệu ứng bên ngoài”.

Lê Phi Phi cũng được ghi nhận là người nỗ lực đưa các tác phẩm của cha trở lại sân khấu lớn, với hình thức dàn dựng đỉnh cao: phối khí cho dàn nhạc giao hưởng, mời những ca sĩ chuyên nghiệp, nâng tầm nghệ thuật cho các ca khúc vốn đã quen với đông đảo công chúng. Thay vì để các bài hát ấy chỉ xuất hiện trong các chương trình truyền hình “hoài niệm”, Lê Phi Phi đưa chúng vào chương trình nghệ thuật hàn lâm, phối với dàn nhạc full orchestra.

Với Lê Phi Phi, đây không chỉ là biểu diễn, mà là một hành trình phục dựng nghệ thuật và di sản gia đình, đồng thời tạo ra cầu nối giữa thế hệ khán giả mới với những giá trị nghệ thuật trong lịch sử âm nhạc Việt Nam đương đại.

Lê Phi Phi được ghi nhận là người nỗ lực đưa các tác phẩm di sản của cha trở lại sân khấu lớn, với hình thức dàn dựng đỉnh cao, không chỉ là biểu diễn, mà là một hành trình phục dựng nghệ thuật và di sản gia đình, đồng thời tạo ra cầu nối giữa thế hệ khán giả mới với những giá trị nghệ thuật trong lịch sử âm nhạc Việt Nam đương đại. Ảnh: GĐCC.

Lê Phi Phi được ghi nhận là người nỗ lực đưa các tác phẩm di sản của cha trở lại sân khấu lớn, với hình thức dàn dựng đỉnh cao, không chỉ là biểu diễn, mà là một hành trình phục dựng nghệ thuật và di sản gia đình, đồng thời tạo ra cầu nối giữa thế hệ khán giả mới với những giá trị nghệ thuật trong lịch sử âm nhạc Việt Nam đương đại. Ảnh: GĐCC.

Không chỉ là một nhạc trưởng tài năng, có chiều sâu chuyên môn, bản lĩnh quốc tế, và khi anh trở về Việt Nam chỉ huy các tác phẩm của cha mình - nhạc sĩ Hoàng Vân - thì âm nhạc ấy không còn là hoài niệm, mà sống dậy với sinh lực mới, rực rỡ và sang trọng. Lê Phi Phi là hiện thân của một thế hệ nghệ sĩ hậu duệ không chỉ bảo tồn mà còn nâng tầm di sản, bằng chính năng lực và con đường riêng của mình…

Chỉ huy các tác phẩm của cây đại thụ Hoàng Vân, Lê Phi Phi cũng đã làm cuộc đối thoại âm nhạc giữa hai thế hệ. Đó là một thử thách mà không phải người con nào cũng dám hoặc đủ khả năng thực hiện. Lê Phi Phi làm điều đó với sự tự tin, trách nhiệm và niềm tự hào sâu sắc. Dưới cây đũa chỉ huy của Lê Phi Phi, các bài hát vốn quen thuộc bỗng trở nên sang trọng, mới mẻ, được “đặt lại” đúng vị trí của những tác phẩm khí nhạc lớn, Sự chỉ huy ấy không bị chi phối bởi tình cảm ruột thịt mà ngược lại, Lê Phi Phi giữ được độ lùi cần thiết, như một người nghệ sĩ độc lập, để thể hiện đúng tinh thần nhạc sĩ Hoàng Vân từng theo đuổi. Nhiều khán giả và nhà phê bình đánh giá: “Lê Phi Phi không “ôm ấp” tác phẩm của cha mình bằng nỗi niềm cảm xúc riêng, mà dàn dựng chúng như những kiệt tác âm nhạc - một cách tri ân đúng tầm”.

Nếu như Lê Phi Phi là phần nổi được nhiều người biết tới trong quá trình phát huy di sản âm nhạc Hoàng Vân, thì đứng sau ông luôn có một người chị, là con gái cả nhạc sĩ Hoàng Vân, TS Lê Y Linh. Bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về âm nhạc học tại trường Sorbonne và định cư tại Pháp, chị là người chịu trách nhiệm về kịch bản âm nhạc của chương trình “Cho muôn đời sau”. Lê Y Linh là người chủ trì dự án sưu tầm, lưu giữ tác phẩm của Nhạc sĩ Hoàng Vân từ bao năm nay và chị cũng chính là người thay mặt gia đình đề cử Bộ sưu tập cho Chương trình Ký ức thế giới của UNESCO.

Tiến sĩ âm nhạc Lê Y Linh - con gái cả của nhạc sĩ Hoàng Vân sẽ là người chịu trách nhiệm về kịch bản âm nhạc của chương trình 'Cho muôn đời sau'. Ảnh: GĐCC.

Tiến sĩ âm nhạc Lê Y Linh - con gái cả của nhạc sĩ Hoàng Vân sẽ là người chịu trách nhiệm về kịch bản âm nhạc của chương trình “Cho muôn đời sau”. Ảnh: GĐCC.

  Thật xúc động khi chương trình “Cho muôn đời sau” diễn ra trùng vào dịp sinh nhật lần thứ 95 của Nhạc sĩ Hoàng Vân (ngày 24/7/2025), và cũng là dịp gia đình tiếp nhận bằng Di sản tư liệu thế giới của UNESCO trao cho cho Bộ sưu tập tác phẩm của ông.

 Nhắc đến Hoàng Vân, chúng ta luôn nhớ đến người nhạc sĩ tài hoa đã để lại một di sản đồ sộ về âm nhạc, một trong những nhạc sĩ tiêu biểu được đưa vào sách giáo khoa âm nhạc Việt Nam. Nhạc sĩ Hoàng Vân, người thầy của nhiều thế hệ học trò, trong đó có cả những tên tuổi sau này như Dương Thụ, Trần Tiến, Nguyễn Cường, Phó Đức Phương... Tư duy “tây học” nhưng không tách rời hồn Việt giúp ông trở thành tấm gương mẫu mực cho thế hệ sáng tác hậu chiến tranh. Những tác phẩm của ông không chỉ làm say mê một thế kỷ mà “Cho muôn đời sau”.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Cho muôn đời sau” giới thiệu những tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ Hoàng Vân sẽ diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) vào tối ngày 24 - 25/7/2025.

Xem thêm
U16 nữ Hà Nội bảo vệ thành công ngôi vô địch quốc gia

U16 nữ Hà Nội giành chiến thắng 2-1 trước Hà Nam, chính thức bảo vệ thành công danh hiệu vô địch giải U16 bóng đá nữ quốc gia 2025.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam sắp thu vé tham quan

Từ ngày 12/4/2025, người dân và du khách khi vào tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam cần mua vé với mức giá 40.000 đồng/người/lượt.

Ươm tạo 100 doanh nghiệp du lịch tiên phong quản lý rác hiệu quả

Mục tiêu của ‘Mạng lưới du lịch Việt Nam không rác’ là đến năm 2030 ươm tạo được ít nhất 100 hạt nhân doanh nghiệp tiên phong thực hành quản lý rác hiệu quả.

Vật liệu cũ ‘kể chuyện mới’

Vườn hoa Diên Hồng (Hoàn Kiếm, Hà Nội) bất ngờ ‘kể chuyện mới’ với một không gian nghệ thuật đầy màu sắc, được tạo dựng hoàn toàn từ vật liệu cũ.

Bình luận mới nhất