| Hotline: 0983.970.780

Một huyện ở Quảng Ninh có gần 2.900 hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi

Thứ Ba 24/12/2024 , 18:26 (GMT+7)

Năm 2024, các cấp Hội Nông dân huyện Đầm Hà đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm công tác Hội, đạt nhiều kết quả nổi bật.

Bà Đỗ Thị Ninh Hường (bên phải), Bí thư Huyện ủy Đầm Hà thăm mô hình chanh leo của nông dân xã Tân Bình. 

Bà Đỗ Thị Ninh Hường (bên phải), Bí thư Huyện ủy Đầm Hà thăm mô hình chanh leo của nông dân xã Tân Bình. 

Năm 2024, trong bối cảnh gặp rất nhiều khó khăn thách thức, thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhất là cơn bão số 3 đã ảnh hướng rất lớn đến tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện, song được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Hội Nông dân tỉnh, Thường trực Huyện ủy, sự nỗ lực cố gắng của cán bộ, hội viên nông dân trên địa bàn huyện, Hội Nông dân huyện Đầm Hà đã hoàn thành toàn diện 16/16 chỉ tiêu của Hội Nông dân tỉnh đề ra; trong đó có 8/16 chỉ tiêu đạt từ 150 - 200%; 8/16 chỉ tiêu đạt từ 100 - 150%.

Ban Chấp hành Hội Nông dân huyện Đầm Hà đã phối hợp với Hội Nông dân tỉnh, Trung tâm Khuyến nông tỉnh và các cơ quan, đơn vị của huyện tổ chức 8 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật trồng cây ăn quả, tỉa cành, thụ phấn hoa; kỹ thuật nuôi lợn theo quy trình VietGap cho 455 lượt hội viên nông dân; tổ chức 3 đoàn cho gần 120 hội viên đi học tập mô hình tại các địa phương trong tỉnh.

Phối hợp với Phòng Lao động Thương binh và xã hội huyện tổ chức tập huấn dạy nghề cho lao động nông thôn 5 lớp với tổng số 129 hội viên. Phối hợp tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng nâng cao trình độ điều hành, quản lý, cài đặt phần mềm, kỹ năng bán hàng, đưa các sản phẩm OCOP, nông sản lên sàn giao dịch thương mại điện tử. Hướng dẫn, hỗ trợ hội viên cài đặt nền tảng số App Nông dân Việt Nam tại các thôn, bản, khu phố với 2.232 hội viên. Qua đó góp phần nâng cao kiến thức, trình độ, kỹ năng ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất kinh doanh của nông dân.

Hội cũng đã tập trung củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy tinh gọn, tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, hướng mạnh về cơ sở. Trong năm, Hội đã kết nạp mới 175 hội viên, vượt 117% kế hoạch giao, nâng tổng số hội viên nông dân trong toàn huyện lên 5.783 hội viên, giới thiệu 11 hội viên ưu tú kết nạp đảng.

Thành lập 2 Hợp tác xã, 4 tổ hội nghề nghiệp, 2 CLB "Nông dân với pháp luật", 2 mô hình tự quản về an ninh trật tự, 2 CLB "Nông dân với BHXH, BHYT", và CLB nuôi trồng thủy sản bền vững huyện Đầm Hà. Tích cực triển khai các mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp, trong năm hỗ trợ 7 mô hình liên kết HTX, THT tiêu thụ theo chuỗi giá trị gồm các sản phẩm gà bản Đầm Hà, ngan sao Đại Bình, chanh leo, nấm hữu cơ …

Mô hình trồng cam của nông dân xã Quảng Tân

Mô hình trồng cam của nông dân xã Quảng Tân

Các cấp Hội thường xuyên quan tâm chỉ đạo thực hiện công tác rà soát, đánh giá chất lượng tổ chức Hội và hội viên, nông dân, qua đó có giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chấp hành, chi hội, chất lượng hội viên và chất lượng sinh hoạt chi hội; trong đó chú trọng các hoạt động hướng về cơ sở, phân công cán bộ theo dõi phụ trách địa bàn để nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng chính đáng của cán bộ, hội viên, nông dân.

Phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững" được phát động và triển khai sâu rộng đến 9/9 cơ sở hội, 66/66 chi hội, thu hút được đông đảo cán bộ, hội viên nông dân tham gia. Để giúp hội viên phát triển kinh tế, Hội đã triển khai 14 mô hình phát triển kinh tế mới tại 9/9 cơ sở Hội.

Tiêu biểu như các mô hình trồng chanh leo, mô hình trồng na, cam, bưởi; mô hình cánh đồng lúa chất lượng cao DT108, lúa kim cương; mô hình trồng gừng trên nương, nuôi cá song chấm, nuôi lợn thương phẩm…

Để tạo điều kiện cho hội viên có vốn để phát triển kinh tế, Hội đã đứng ra tín chấp với Ngân hàng Chính sách Xã hội giúp 1.239 hộ vay vốn với tổng dư nợ trên 103 tỷ đồng; phối hợp với Ngân hàng NN-PTNT huyện giúp 297 hộ nông dân được vay vốn với tổng dư nợ trên 54 tỷ đồng. Triển khai có hiệu quả các nguồn quỹ hỗ trợ nông dân của Trung ương, tỉnh, huyện với số tiền trên 5,5 tỷ đồng với 12 dự án và 71 hộ vay vốn.

Nhờ có sự quan tâm hỗ trợ kịp thời của các cấp Hội, nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn đổi mới cách nghĩ, cách làm, khai thác tiềm năng, thế mạnh về nguồn lao động, đất đai của từng gia đình, địa phương để phát triển kinh tế. Qua phong trào đã xuất hiện ngày càng nhiều hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi với mức thu nhập hàng trăm đến hàng tỷ đồng một năm.

Mô hình trồng nghệ của nông dân xã Quảng An

Mô hình trồng nghệ của nông dân xã Quảng An

Năm 2024 đã có 3.787 hộ đăng ký tham gia phong trào, qua bình xét có 2.879 hộ đạt hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, vượt 155% kế hoạch tỉnh giao. Trong đó cấp tỉnh là 275 hộ; cấp huyện 890 hộ; cấp cơ sở 2.622 hộ. Không chỉ làm kinh tế giỏi các hộ còn tham gia giúp đỡ 3 hội viên thoát nghèo, 28 hộ hội viên thoát cận nghèo. Đến nay Hội không còn hội viên nghèo, còn 18 hội hội viên cận nghèo.

Với sự nỗ lực của cán bộ, hội viên nông dân trên địa bàn huyện, năm 2024 Hội Nông dân huyện Đầm Hà được Hội Nông dân tỉnh xếp hoại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đứng đầu toàn tỉnh về công tác Hội và phong trào Nông dân, đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc, là đơn vị duy nhất của tỉnh Quảng Ninh được Trung ương Hội Nông dân tặng bằng khen thành tích xuất sắc trong công tác Hội và phong trào nông dân năm 2024.

Xem thêm
Xây dựng thương hiệu yến Việt: [Bài 3] Chinh phục thị trường tỷ dân

Là quốc gia tiêu thụ tổ yến lớn nhất thế giới, Trung Quốc đang dần trở thành thị trường 'vàng' cho sản phẩm yến sào Việt Nam.

Tuyên truyền rộng rãi ‘5 không’ phòng bệnh dại trên chó mèo

VĨNH LONG Tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của người nuôi, đồng thời hướng đến xây dựng vùng an toàn bệnh dại trên chó, mèo.

Nghệ An đặt mục tiêu trên 400 nghìn tấn lương thực vụ hè thu - mùa

Dựa vào tình hình thực tế, ngành nông nghiệp Nghệ An phấn đấu hoàn thành mục tiêu 400.360 tấn lương thực tại vụ hè thu - mùa năm 2025.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Bàn giải pháp phát triển nông nghiệp, thủy sản tuần hoàn

KIÊN GIANG Chuyển đổi luân canh lúa – thủy sản, rau màu, biến phụ phẩm thành phân bón hữu cơ, than sinh học bón lại cho đất giúp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Trà Vinh kiểm soát chặt tàu cá không đủ điều kiện hoạt động

Trà Vinh Đây là một trong những nội dung UBND tỉnh Trà Vinh vừa có văn bản giao Sở Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương triển khai thực hiện.

Quảng Ninh ban hành Chỉ thị mới về bảo vệ rừng

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa ban hành Chỉ thị số 03/CT-UBND về tăng cường quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.