| Hotline: 0983.970.780

Mao căn - Thuốc chỉ huyết

Thứ Năm 09/04/2009 , 14:16 (GMT+7)

Những kết quả nghiên cứu hiện đại về dược lý của mao căn cho thấy tác dụng làm đông máu nhanh của loại thuốc này...

Mao căn là rễ của cây cỏ tranh còn tên gọi là Bạch mao căn, Mao thảo căn… Thuốc được lấy thân rễ của phơi hay sấy khô của cây tranh hay cây cỏ tranh Imperata cylindrical (L) Beauv.var.major (nees) c.E.Hubb thuộc họ lúa Poaceae (Gramineae) thấy mọc hoang khắp nơi trong nước ta. Mao căn được sử dụng làm thuốc lương huyết, chỉ huyết… là vị thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh, y thư cổ.

Những kết quả nghiên cứu hiện đại về dược lý của mao căn thấy tác dụng làm đông máu nhanh thể hiện bột Mao căn làm rút ngắn thời gian hồi phục can xi của huyết tương trên thỏ thực nghiệm. Hay tác dụng lợi tiểu như lấy thuốc sắc mao căn thụt dạ dày thỏ bình thường có tác dụng lợi tiểu nhiều nhất là sau từ 5 ngày đến 10 ngày. Tác dụng này có liên quan đến hệ thần kinh hoặc do thuốc chứa nhiều muối kali. Tác dụng ức chế vi khuẩn của thuốc thấy nước sắc ức chế trực khuẩn lị Flexner và Sonnei, nhưng với trực khuẩn Shigella thì không tác dụng. Ảnh hưởng của thuốc đối với cơ tim, song mao căn không có tác dụng giải nhiệt. Với độc tính của thuốc trên thỏ nhà với liều nước sắc là 25g/kg thì 36 giờ sau làm hoạt động của thỏ bị ức chế, vận động chậm, hô hấp tăng nhanh nhưng hồi phục lại bình thường không lâu…

Đông y cho rằng Mao căn có vị ngọt tính hàn, đi vào các kinh Tâm, Phế, Tỳ, Vị và Bàng quang. Có công năng lương huyết, chỉ huyết, thanh nhiệt, tiêu ứ huyết, lợi tiểu tiện, thanh phế vị nhiệt. Chủ trị các chứng như nục huyết, khái huyết, thổ huyết, niệu huyết, nhiệt lâm, tiểu tiện khó, phù hoàng đản, thấp nhiệt, bệnh nhiệt phiền khát, vị nhiệt nôn ọe, phế nhiệt khái thấu (giải nhiệt, phiền khát, tiểu tiện ít, chữa chứng lậu nhiệt, lậu mủ, đái máu, chảy máu mũi, suyễn…). Liều dùng trung bình cho mỗi thang thuốc cho mỗi ngày là từ 12 – 40g. Thông thường cho vào thang thuốc uống từ 15 – 30g. Dùng tươi lượng gấp đôi, có thể sử dụng liều cao tới 250 – 500g tùy theo mục đích trị liệu. Khi sử dụng tươi có thể giã vắt lấy nước cốt uống. Còn sao cháy chỉ sử dụng khi cần cầm máu. Tuy nhiên với những người hư hỏa hay không thực nhiệt cũng kiêng dùng.

Để tham khảo và có thể áp dụng xin giới thiệu những phương thuốc trị bệnh tiêu biểu từ Mao căn.

* Trị chứng sốt xuất huyết: Dùng Mao căn 50 – 100g, Đơn sâm 20 – 30g, Lô căn 30 – 40g, Hoàng bá 10 – 15g, Đơn bì 10 – 15g, Bội lan 15 – 30g. Tùy chứng bệnh của từng người có thể gia giảm các vị trên cho thích hợp. Kết hợp uống vitamine C liều cao (2 – 3g cho mỗi ngày).

* Trị chứng chảy máu cam (thể phế vị thực nhiệt, tâm hỏa bốc): Mao căn 120g (khô 36g), Chi tử 18g, sắc uống nóng sau ăn hoặc trước khi ngủ. Chỉ cần từ 1 – 3 thang là khỏi.

* Trị chứng viêm thận cấp: Bạch mao căn khô 250g, nước 500ml, sắc nhỏ lửa còn lại 100 – 150ml chia 2 – 3 lần uống, ngày 1 thang (có công hiệu trị bệnh ở trẻ). Trung bình cần sử dụng liền 42 thang.

* Dùng thanh nhiệt, giáng hỏa (trong trường hợp nội nhiệt phiền khát, phế nhiệt khó thở, vị nhiệt nôn mửa): Chọn 1 trong 2 phương.

- Trị phế nhiệt khó thở: Mao căn tươi 40g, sắc thuốc uống ấm sau ăn (thích hợp với chứng phế nhiệt khó thở).

- Trị chứng nấc cụt do nhiệt (dùng Mao căn thang): Mao căn 12g, cát căn 12g, sắc uống ngày 1 thang. Chia 2 – 3 lần.

* Dùng lương huyết, chỉ huyết (trị chứng nhiệt thịnh gây nôn ra máu, chảy máu cam):

- Trị chứng hư lao trong đờm có máu (có thể dùng cho cả bệnh lao, giãn phế quản ho ra máu): Dùng phương “Tam tiên ẩm” gồm: Tiên mao căn 40g, Tiên tiểu kế 20g, Tiên ngẫu tiết 40g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần.

- Trị chứng tiểu ra máu: Dùng Mao căn 40g, Đại kế căn 20g, sắc uống ngày 1 thang chia 2 – 3 lần.

* Dùng lợi tiểu tiêu phù: (Thích hợp cho viêm cầu thận cấp, phù, nước tiểu ít, thấp nhiệt hoàng đản).

- Trị viêm gan, hoàng đản tiểu tiện ít: Bạch mao căn tươi (cao sạch vỏ) 80 – 160g, Bạch anh tươi 80g, thịt lợn nạc 160g, cho vào nấu nhừ ăn ngày 1 lần. Cần ăn 7 – 10 ngày liền.

- Trị viêm cầu thận cấp: Bạch mao căn tươi 40g, Tây qua bì 40g, Ngọc mễ tu 12g, Xích tiểu đậu 16g, sắc uống ngày 1 thang chia 2 – 3 lần.

- Trà lợi tiểu: Râu ngô 40g, Xa tiền tử 25g, Mao căn 30g, Hoa cúc 5g, tất cả thái nhỏ trộn đều, mỗi lần lấy 50g hãm với 0,75l nước sôi và uống dần trong lúc khát.

* Dùng phòng ngừa ho gà: Bạch mao căn 20g, Cam thảo 8g, Bắc sa sâm 12g, sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Xem thêm
Sai lầm dinh dưỡng tạo cơ chế phát sinh tế bào ung thư

Sai lầm dinh dưỡng được các nhà khoa học xác định là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các loại bệnh ung thư trực tiếp đe dọa sức khỏe cộng đồng hiện nay.

Hạnh phúc tuổi trẻ giữa dòng xoáy mưu cầu vật chất

Hạnh phúc tuổi trẻ không phải nháo nhào với danh lợi sôi sục, đó là thông điệp mà triết gia Jiddu Krishnamurti nhắn nhủ chân thành cho những công dân toàn cầu hôm nay.

Khách má hồng cũng đã hết nỗi truân chuyên

Khách má hồng lắm nỗi truân chuyên không phải câu chuyện thời xa lơ xa lắc, mà vẫn ám ảnh những người phụ nữ bao phen chọn nhầm mối duyên nợ vợ chồng.

Máu nhiễm mỡ và hệ lụy từ lối sống không kiểm soát

Máu nhiễm mỡ diễn ra âm thầm nhưng lại phát sinh nhiều biến chứng khó lường, nếu mỗi người không có ý thức phòng ngừa trong ăn uống và sinh hoạt.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Những điều người bệnh đái tháo đường cần lưu ý để phòng ngừa biến chứng

Bệnh đái tháo đường đang tăng nhanh, đặc biệt tại các nước khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam. Bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao.

117 gian hàng kết nối tinh hoa đông y Việt Nam và quốc tế

Với 117 gian hàng là cơ hội để khách tham quan gặp gỡ chuyên gia, tìm hiểu sâu về giá trị của y học cổ truyền, khám phá giải pháp giúp sức khỏe lành mạnh.

Bình luận mới nhất