| Hotline: 0983.970.780

Lý giải nguyên nhân bỏng axít

Thứ Năm 29/01/2015 , 06:15 (GMT+7)

Những axít đậm đặc hầu như không chứa nước nên khi gặp da thịt, giấy vải sẽ hút nước mạnh liệt và gây ra phản ứng cháy, với da thịt sẽ gây bỏng một cách nghiêm trọng.

* Gần đây vẫn còn tình trạng tạt axit để hãm hại nhau, xin cho biết vì sao axit có thể gây thương tích nặng nề và làm sao để ngăn cản tệ hại này?

Nguyễn Xuân Lung, Mỹ Đức, Hà Nội

Những axít đậm đặc hầu như không chứa nước nên khi gặp da thịt, giấy vải sẽ hút nước mạnh liệt và gây ra phản ứng cháy, với da thịt sẽ gây bỏng một cách nghiêm trọng. Tạt axit là một trong những hành vi bạo lực đáng lên án trong xã hội ngày nay. Nạn nhân của hành động ấy phải đối mặt với các chấn thương, tổn hại về cả sức khỏe, thể chất lẫn tâm lý, tinh thần.

Bản chất của việc bỏng do axit gây ra là hiện tượng phản ứng giữa axit hoạt động hóa học mạnh với các chất hữu cơ trên cơ thể người. Thông thường, có 3 loại axit vô cơ mạnh thường gây bỏng đó là axit sunfuric (H2SO4), axit nitric (HNO3) và axit clohidric (HCl).

Do tính chất oxy hóa mạnh nên khi tác động lên cơ thể, axit phá hủy cấu trúc mô như da, mỡ, gân, cơ… gây hoại tử từ ngoài vào trong theo cơ chế đông vón protein của cơ thể. Hầu như bất cứ bộ phận nào của cơ thể tiếp xúc trực tiếp với 3 loại axit kể trên đều sẽ bị tổn hại.

Nếu bị tạt axit đậm đặc vào phần đầu, axit có thể gây bỏng sâu, ăn mòn và phá hủy một phần hộp sọ. Cùng với đó, tóc biến mất và phần da đầu chỗ đó không bao giờ mọc lại nữa.

Đối với tai, mũi, tiếp xúc với axit có thể gây ra điếc, mũi teo tóp, biến dạng, lỗ mũi đóng kín hoàn toàn. Nguyên nhân là do lớp sụn ở tai, mũi có thành phần chính là nước, protein và collagen.

Axit đậm đặc, nhất là axit sunfuric đặc rất háo nước sẽ nhanh chóng hút nước của sụn, ngưng kết lõi protein bên trong và phá hủy sụn hoàn toàn, gây biến dạng bộ phận tiếp xúc. Trong trường hợp axit bắn vào mắt, miệng, nạn nhân có thể mất hoàn toàn đôi môi, mí mắt bị đốt cháy hay biến dạng.

Trên thực tế, Nhà nước đã có quy định, buôn bán hóa chất như acid sunfuric - một loại hóa chất gây hại, nguy hiểm nếu không dùng đúng cách, là phải khai báo nhưng trên thị trường, thực tế người bán và người mua gần như chẳng mấy quan tâm đến việc đó.

Theo quy định tại Nghị định 108/2008; Thông tư 28/2010 của Bộ Công Thương, axít sunfuric nằm trong danh mục hóa chất phải khai báo. Việc mua bán hóa chất độc phải có phiếu kiểm soát, được lưu giữ tại bên bán và bên mua.

Phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất phải thể hiện tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân người mua và người bán; mục đích sử dụng… và hai bên phải lưu giữ phiếu này ít nhất 5 năm.

Xem thêm
Không cấp 'sổ đỏ' phải nói rõ lý do cho công dân

Nếu cơ quan chức năng không cấp 'sổ đỏ' cho công dân, trong thời gian giải quyết phải trả lời cụ thể, rõ ràng nêu rõ lý do cho công dân được biết.

Dự án Shoshin Bình Thanh huy động vốn trái phép?

Dự án Shoshin Bình Thanh đang triển khai làm hạ tầng, chưa được phép mở bán nhưng đã thông tin rao bán rầm rộ trên các trang mạng...

Ai tiếp tay phá nát quy hoạch Khu đấu giá Tứ Hiệp?

HÀ NỘI Khu đấu giá được quy hoạch gọn gàng nhưng bị điều chỉnh vô tội vạ, xây dựng vượt tầng, sử dụng đất sai mục đích… khiến bộ mặt đô thị nhếch nhác, xộc xệch.

Bị phạt vì mua, tàng trữ 107 tấn khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp

UBND tỉnh Nghệ An vừa Quyết định xử phạt một cá nhân số tiền 50 triệu đồng vì hành vi mua bán, tàng trữ hơn 107 tấn khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp.

Ca sĩ An Ngọc góp tiền xoá nhà tạm cho 5 hộ nghèo quê lúa

An Ngọc yêu nông sản - thương hiệu kết nối nông sản do ca sỹ An Ngọc xây dựng đã chung tay xóa 5 nhà tạm cho các hộ nghèo ở Thái Bình.

Nghiêm cấm ép buộc đổi thẻ căn cước và hộ chiếu

Công an TP Hà Nội khẳng định người dân không phải đổi thẻ căn cước, hộ chiếu sau khi sát nhập, thay đổi tên đơn vị hành chính.

Bình luận mới nhất