| Hotline: 0983.970.780

Lấy rơm rạ ra khỏi đồng ruộng để giảm phát thải khí nhà kính

Thứ Hai 07/11/2022 , 14:44 (GMT+7)

Lượng rơm rạ ở Đồng bằng sông Cửu Long là rất lớn. Lượng rơm rạ này nếu không được lấy ra khỏi đồng ruộng sẽ gây phát thải khí nhà kính.

Lượng rơm rạ ở Đồng bằng sông Cửu Long là rất lớn sau mỗi vụ lúa. Ảnh: Sơn Trang.

Lượng rơm rạ ở Đồng bằng sông Cửu Long là rất lớn sau mỗi vụ lúa. Ảnh: Sơn Trang.

Theo ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, ngày xưa, khi Đồng bằng sông Cửu Long chỉ mới sản xuất một vụ lúa mùa hoặc làm lúa 2 vụ, thì hầu như nhà nào cũng có một cây rơm. Sau khi thu hoạch lúa, người ta gom hết rơm rạ trên đồng tạo thành cây rơm để làm chất đốt, làm thức ăn cho trâu, bò hay phủ lên những luống rau …

Tuy nhiên, từ khi chuyển sang thâm canh, tăng vụ, khiến cho thời gian giữa các vụ lúa rất gần nhau, từ vụ này tới vụ kia chỉ khoảng 1 tuần đến 10 ngày. Trong khi đó, lượng rơm rạ là rất lớn.

Mỗi năm, cả nước thu hoạch 43 triệu tấn lúa, thì trên đồng ruộng có 43 triệu tấn rơm rạ. Đồng bằng sông Cửu Long mỗi năm có 24 triệu tấn lúa thì có 24 triệu tấn rơm rạ. Do đó, để lấy lượng rơm rạ này ra khỏi đồng ruộng là việc không đơn giản.

Làm sao để di chuyển rơm rạ ra khỏi đồng ruộng? Ông Tùng cho rằng, để làm được điều đó, phải giải được bài toán về cơ giới, về nơi dự trữ và sử dụng có hiệu quả nguồn rơm rạ này. Còn nếu để rơm rạ ở lại trên đồng ruộng, cũng phải có bài toán để phân hủy lượng rơm rạ này, qua đó, hạn chế đến mức thấp nhất lượng rơm còn trên đồng ruộng nhằm góp phần làm giảm phát thải khí nhà kính.

GS.TS Bùi Chí Bửu, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, cho biết, trên thế giới, để giải quyết rơm rạ nói riêng cũng như phụ phẩm nông nghiệp nói chung, người ta đã đầu tư, nghiên cứu rất kỹ công nghệ vi sinh để phân giải xenlulo trong các điều kiện khác nhau như kỵ khí, hiếu khí, yếm khí ...

Từ kinh nghiệm của các nước, để góp phần giải quyết rơm rạ trên đồng ruộng, cần có sự tham gia của các doanh nghiệp sản xuất các chế phẩm sinh học trong việc nghiên cứu những loại men vi sinh có thể giúp phân giải rơm rạ trên đồng ruộng có nước hoặc khi rơm rạ đã được cày vùi vào trong đất ruộng.

Tuy nhiên, để xử lý triệt để rơm rạ và các phụ phẩm nông nghiệp khác, Việt Nam cần đi theo hướng căn cơ hơn, đó là nông nghiệp tuần hoàn. Đi theo hướng này, cần phải có sự tham gia của các doanh nghiệp, mà phải là những doanh nghiệp lớn.

 Ông Lê Thanh Tùng cũng cho rằng, trong xu hướng chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, chúng ta đang phát triển nông nghiệp tuần hoàn, tức là tận dụng tất cả các phụ phẩm trong nông nghiệp.

Rơm rạ cần được lấy ra khỏi đồng ruộng để làm nguyên liệu sản xuất các sản phẩm khác và giảm phát thải khí nhà kính. Ảnh: Sơn Trang.

Rơm rạ cần được lấy ra khỏi đồng ruộng để làm nguyên liệu sản xuất các sản phẩm khác và giảm phát thải khí nhà kính. Ảnh: Sơn Trang.

Trong sản xuất lúa, giải pháp trước mắt có thể là huy động một lực lượng lớn nông dân di chuyển rơm rạ ra khỏi đồng ruộng, rồi dùng rơm rạ đó để sản xuất nấm, trộn với phân chuồng để làm phân bón hoặc phơi khô để sử dụng trong những công việc khác.

Hoặc có thể nghiên cứu, sử dụng các loại nấm, vi sinh để phân hủy rơm rạ ngay trên đồng ruộng. Nói chung là sử dụng những giải pháp phù hợp để làm giảm phát thải khí nhà kính mà không quá bất lợi cho người sản xuất.

Việc di chuyển rơm rạ khỏi đồng ruộng trong mùa mưa hay khi ruộng ngập nước là rất khó khăn. Nhưng hiện nay, máy gặt đập liên hợp đã có thể xuống ruộng cắt lúa trong mùa mưa. Vì vậy, nếu thấy Việt Nam có nhu cầu lấy rơm rạ ra khỏi đồng ruộng trong mùa mưa, vào thời điểm đồng ruộng ngập nước, các nhà sáng chế máy móc trong nước và các doanh nghiệp quốc tế sẽ nghiên cứu ra những máy móc đáp ứng được những yêu cầu đó.

Xem thêm
Việt Nam là cửa ngõ chiến lược trong ngành thực phẩm Halal

Việt Nam được xem như một trong những cửa ngõ để tiến vào thị trường Halal khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nơi có dân số Hồi giáo lớn nhất thế giới.

Gian lận bảo hiểm thất nghiệp người lao động sẽ gặp rắc rối lớn

Nhiều lao động cố tình gian lận để hưởng trợ cấp thất nghiệp đang đối mặt nguy cơ bị thu hồi tiền, xử phạt hành chính và mất toàn bộ quyền lợi bảo hiểm.

Agribank ưu đãi tín dụng quy mô 20.000 tỷ đồng lĩnh vực nông, lâm, thủy sản

Agribank đăng ký triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản quy mô 20.000 tỷ đồng, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân.

Cần minh bạch, kiểm soát sở hữu chéo khi tái cơ cấu ngân hàng

TP.HCM Để quá trình tái cơ cấu ngân hàng hiệu quả, cần có chính sách minh bạch, khung pháp lý chặt chẽ, thay đổi cấu trúc sở hữu, đặc biệt là giảm sở hữu chéo.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

3 hội chợ nông sản lớn sắp diễn ra tại Trung Quốc

Ba hội chợ lớn tại Trung Quốc năm 2025 mở ra nhiều cơ hội để nông sản Việt bứt phá, tiếp cận sâu hơn vào chuỗi phân phối hiện đại và bền vững.