| Hotline: 0983.970.780

Làm giàu từ cây rau-[Bài 4]-Đột phá ứng dụng công nghệ cao

Thứ Năm 21/07/2022 , 10:52 (GMT+7)

Sau hơn 6 năm thực hiện chương trình đột phá sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tư duy làm nông nghiệp kiểu mới đang lan tỏa tại Cần Giuộc (Long An).

Mặc dù Cần Giuộc là huyện trọng điểm về phát triển công nghiệp - thương mại - dịch vụ với việc hình thành hàng loạt khu, cụm công nghiệp nhưng nơi đây còn được biết đến là vùng chuyên canh rau lớn nhất của tỉnh với các loại rau gia vị, rau ăn lá trên 34 chủng loại, nhờ có mùi vị đặc trưng, rau trồng nơi đây rất được người tiêu dùng ưa chuộng.

Hệ thống tưới tiết kiệm được đưa vào sản xuất rau tại Cần Giuộc. Ảnh: Trần Trung.

Hệ thống tưới tiết kiệm được đưa vào sản xuất rau tại Cần Giuộc. Ảnh: Trần Trung.

Huyện Cần Giuộc sản xuất từ 1.400 - 1.750 ha rau màu, cung cấp ra thị trường mỗi năm khoảng 140.000 tấn. Tuy nhiên, trước thời điểm năm 2015, hầu hết việc sản xuất rau tại huyện Cần Giuộc vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, sản phẩm không có thương hiệu và hầu như chưa đưa được vào hệ thống các nhà hàng, siêu thị. Thị trường tiêu thụ bấp bênh, phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái, nông dân không chủ động được thời vụ sản xuất. Mặt khác, trong bối cảnh đô thị hóa, công nghiệp hóa, nguồn nhân lực phục vụ sản xuất nông nghiệp ngày càng hạn chế, việc kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm nông nghiệp cũng đặt ra những thách thức nhất định đối với nông dân cũng như chính quyền địa phương.

Theo ông Ngô Bảo Quốc Trưởng phòng NN-PTNT huyện Cần Giuộc, trước khi bắt tay vào thực hiện chương trình, để thay đổi tư duy sản xuất cho nông dân, huyện tổ chức cho hàng trăm hộ dân đi thực tế tham quan, học tập kinh nghiệm sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC) tại các địa phương có thế mạnh sản xuất rau như Lâm Đồng, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và TP.HCM. Song song đó, hệ thống chính trị của huyện cũng thường xuyên đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho người dân cũng như thực hiện các lớp chuyển giao khoa học - kỹ thuật về sản xuất rau ƯDCNC.

Các HTX chủ động xây dựng các cửa hàng phân thuốc hữu cơ, vi sinh cung ứng cho người dân, đáp ứng tiêu chí sản xuất sạch với giá cả cạnh tranh. Ảnh: Trần Trung.

Các HTX chủ động xây dựng các cửa hàng phân thuốc hữu cơ, vi sinh cung ứng cho người dân, đáp ứng tiêu chí sản xuất sạch với giá cả cạnh tranh. Ảnh: Trần Trung.

Từ những đợt tham quan, những lớp tập huấn, những mô hình trồng rau ƯDCNC đầu tiên bắt đầu xuất hiện trên địa bàn huyện. Đó là việc áp dụng nhà màng cho sản xuất rau xà lách xoong, chuyển đổi sử dụng các loại phân bón thân thiện với môi trường, ít độc hại như phân hữu cơ, chế phẩm vi sinh, đến việc áp dụng đồng bộ hệ thống nhà lưới, nhà kính, tưới nước tự động tiết kiệm, sản xuất theo phương pháp thủy canh.

Năm 2022, ngành nông nghiệp địa phương tiếp tục triển khai nhiều dự án, mô hình nhằm khuyến khích nông dân ƯDCNC vào sản xuất rau màu. Qua đó, góp phần nâng cao giá trị sản xuất và thu nhập cho nông dân. “Năm nay, huyện chọn HTX nông nghiệp công nghệ cao Phước Tiến làm mô hình điểm. Theo đó, HTX sẽ được tỉnh hỗ trợ tối đa 50% chi phí sản xuất gồm phân bón hữu cơ và hệ thống tưới tự động cho 1 ha rau”, ông Quốc thông tin.

Hệ thống nhà màng nhà lưới dần phổ biến thay thế phương thức canh tác truyền thống. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Hệ thống nhà màng nhà lưới dần phổ biến thay thế phương thức canh tác truyền thống. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Ông Trần Văn Mến - Giám đốc HTX nông nghiệp công nghệ cao Phước Tiến chia sẻ, HTX hiện có tổng diện tích gần 10 ha chuyên trồng luân canh các loại rau ngắn ngày: cải, quế, hành lá,... với sự hỗ trợ của ngành nông nghiệp, HTX xác định sẽ đầu tư xây dựng nhà lưới, lắp đặt hệ thống tưới tự động và sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP. Hy vọng từ 1 ha ban đầu, HTX sẽ sản xuất hiệu quả và tiếp tục mở rộng ra toàn bộ diện tích sản xuất của HTX. “Các thành viên của HTX đều có kinh nghiệm và hiểu rõ lợi ích của việc trồng rau an toàn, do đó, HTX tin rằng việc sản xuất rau theo hướng an toàn sẽ mang lại hiệu quả cao và có được sức lan tỏa rộng lớn”, ông Mến cho biết thêm.

ƯDCNC vào sản xuất góp phần tăng năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm. Ảnh: Nguyễn Thủy.

ƯDCNC vào sản xuất góp phần tăng năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Theo Phòng NN-PTNT huyện Cần Giuộc, những năm gần đây, huyện Cần Giuộc tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng ƯDCNC, bền vững, an toàn thực phẩm; phát triển vùng trồng rau ƯDCNC theo quy hoạch nhằm nâng cao chất lượng và giá trị nông sản. Đến nay, toàn huyện có trên 1.700 ha rau, trong đó có trên 1.130 ha rau ƯDCNC. Huyện có 31 HTX và 95 tổ liên kết sản xuất; trong đó có 10 HTX và 1 tổ hợp tác rau được cấp Giấy Chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP; Tổ hợp tác Xuân Huy Thịnh, xã Phước Lại được cấp chứng nhận sản xuất rau hữu cơ, có 5 chuỗi an toàn thực phẩm.            

Để tiếp tục duy trì và nhân rộng diện tích sản xuất rau ƯDCNC, thời gian tới, huyện tổ chức triển khai thực hiện tốt các chính sách nông nghiệp ƯDCNC của tỉnh để hỗ trợ kịp thời kinh phí cho nông dân. Nhân rộng mô hình sản xuất có hiệu quả, phối hợp với các ngành chức năng đẩy mạnh liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; củng cố, nâng cao hoạt động các tổ hợp tác, HTX.

Các HTX mạnh dạn đầu tư nhà xưởng sơ chế, chế biến rau góp phần nâng cao chuỗi giá trị. Ảnh: Trần Trung.

Các HTX mạnh dạn đầu tư nhà xưởng sơ chế, chế biến rau góp phần nâng cao chuỗi giá trị. Ảnh: Trần Trung.

Bên cạnh đó, huyện tiếp tục đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp, như: mở rộng hệ thống giao thông, điện, thủy lợi nội đồng. Đồng thời, lựa chọn công nghệ phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, có khả năng nhân rộng đảm bảo hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập cho nông dân để triển khai thực hiện.

Theo Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Long An Nguyễn Chí Thiện, thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh chú trọng việc đẩy mạnh ƯDCNC vào sản xuất rau màu để tạo ra nguồn nông sản sạch, bảo đảm an toàn thực phẩm và có sức cạnh tranh cao trên thị trường. Thông qua các chính sách hỗ trợ, hy vọng các HTX cũng như nông dân sẽ sản xuất hiệu quả và đạt lợi nhuận cao hơn.

“Khi triển khai các mô hình điểm huyện Cần Giuộc phải thường xuyên theo dõi, đánh giá hiệu quả, qua đó từng bước mở rộng diện tích trồng rau ứng dụng công nghệ cao. Ngoài ra, các HTX cũng cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn và tìm đầu ra ổn định cho rau màu…”, ông Nguyễn Chí Thiện đề nghị.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.