| Hotline: 0983.970.780

Lá chuối bị vàng sau 2-3 tuần bón bằng bùn

Thứ Ba 17/01/2017 , 09:15 (GMT+7)

Trong bùn có quá nhiều nước đã ngấm xuống vùng rễ của cây chuối và “đuổi” hết không khí ở đây ra ngoài, mà đối với đất trồng chuối phải có không khí thì rễ chuối mới phát triển tốt được.

Hỏi: Tôi vét mương lấy bùn đổ lên bón cho vườn chuối, nhưng không hiểu vì sao khoảng 2 - 3 tuần sau lá chuối tự nhiên chuyển dần sang màu vàng. Xin cho biết có phải tại bùn hay bị bệnh gì?

Trả lời: Đúng là tại bùn đó bạn, vì trong bùn có quá nhiều nước đã ngấm xuống vùng rễ của cây chuối và “đuổi” hết không khí ở đây ra ngoài, mà đối với đất trồng chuối phải có không khí thì rễ chuối mới phát triển tốt được.

Nếu thiếu không khí, bộ rễ của cây chuối sẽ thiếu ôxy để hô hấp, đồng thời còn bị ngộ độc CO2 từ rễ không thoát ra ngoài được làm cho rễ bị nghẹt. Hiện tượng nghẹt rễ còn làm cho cây bị stress sản sinh ra nhiều Ethylene bên trong gây ngộ độc cho cây, nếu kéo dài sẽ làm cho lá chuối bị vàng, nếu kéo dài không khắc phục được cây chối có thể bị chết.

Muốn bón bùn ao cho vườn chuối bạn nên làm như sau: Vét bùn ao, mương vườn vào mùa khô, chỉ rải một lớp bùn mỏng khoảng 3 - 4cm lên mặt vườn và cách xa gốc cây chuối khoảng 0,5m (tuyệt đối không đổ bùn đầy thành đống kín hết cả mặt vườn, kín cả gốc chuối). Cũng có thể rải phơi bùn ở nơi khác chờ khô “bóc” lấy bùn khô rải đều lên mặt vườn chuối, khi tưới nước (hoặc gặp mưa) chất dinh dưỡng trong bùn sẽ ngấm xuống vùng rễ cung cấp dần cho cây chuối.


Hỏi: Trên cây ăn quả thường bị rám lá dẫn đến cháy, quả bị ghẻ nhất là trên táo và cam, quýt. Xin cho biết nguyên nhân và cách phòng trừ?

Trả lời: Theo như mô tả về triệu chứng trên lá, quả và đặc điểm thời tiết nêu trên thì rất có thể cây ăn quả nhà bạn đã bị đối tượng nhện đỏ gây hại. Nhện đỏ có khả năng kháng thuốc rất cao (hiệu lực giảm ngay sau lần phun thuốc thứ 2 - 3), vì vậy muốn kiểm soát tốt loài dịch hại này cần chú ý thực hiện tốt một số biện pháp sau:

- Bố trí mật độ và trồng xen một cách hợp lý, tuyệt đối không nên trồng dày hoặc để cây rậm rạp, um tùm. Nên thường xuyên tỉa bỏ các cành lá nơi chen chúc, cành sâu bệnh giúp vườn thông thoáng. Nên phun nước lên tán để rửa trôi nhện (nếu có).

- Bón phân cân đối, hợp lý cho cây. Nên bổ sung dinh dưỡng kali, canxi và vi lượng để cây có sức chống đỡ tốt với sâu bệnh. Không nên bón thừa đạm hoặc phun kích thích sinh trưởng.

- Nếu phát hiện nhện hại ở mật độ cao cần sử dụng thuốc phun trừ. Nên ưu tiên sử dụng các loại thuốc hóa học có tính chọn lọc hoặc thuốc sinh học. Không sử dụng các thuốc có phổ tác động rộng.

Các loại thuốc hóa học có hiệu quả cao gồm: Pegasuss 500SC, Dandy 1,5EC, Sirbon 5EC, Ortus, Nissorun 5SC và thuốc sinh học Tập kì 1,8EC hoặc Newfatoc 70g/l... Phun ướt đều 2 mặt lá và quả với lượng thuốc 800 lít/ha, phun nhắc lại 2 lần cách nhau 4 - 5 ngày và luân phiên thuốc.

Xem thêm
Môi trường sạch, giá thành giảm nhờ nuôi heo ứng dụng công nghệ sinh học

KON TUM Đồng bào dân tộc thiểu số ở Kon Tum lần đầu đưa vào sử dụng đệm lót và chế phẩm sinh học trong chăn nuôi heo, hiện đang mang lại hiệu quả kinh tế.

Người đàn ông tử vong sau hai lần bị chó cắn

BÀ RỊA - VŨNG TÀU Một người đàn ông 48 tuổi ở thành phố Phú Mỹ tử vong với các dấu hiệu nghi mắc bệnh dại, sau hai lần bị chó cắn nhưng không tiêm phòng.

Quảng Trị: Lúa đông xuân năng suất giảm, giá thấp

Nông dân Quảng Trị đang tập trung thu hoạch lúa đông xuân. Vụ này năng suất giảm, giá bán thấp, lợi nhuận không đáng là bao.

Sụt lún ngày càng lan rộng, cần sớm xác định nguyên nhân

Bắc Kạn Từ hố sụt lún đầu tiên vào tháng 3, đến nay đã xuất hiện 7 hố sụt lún ở thôn Hiệp Lực, xã Kim Lư, huyện Na Rì (Bắc Kạn) khiến người dân lo lắng.

Nghị quyết 57 như 'hồi trống lệnh' hiệu triệu nhà khoa học

Đông đảo nhà khoa học, doanh nghiệp, tổ chức khoa học công nghệ đặt nhiều kỳ vọng từ hội nghị triển khai thực hiện Nghị quyết 57 của ngành nông nghiệp và môi trường.

Đặt mục tiêu nuôi trồng, khai thác 9.200 tấn thủy sản vùng hồ Thác Bà

YÊN BÁI Huyện Yên Bình (Yên Bái) đặt mục tiêu nuôi trồng và khai thác hơn 9.200 tấn thủy sản trên vùng hồ Thác Bà trong năm 2025

Cứu hộ cá thể gấu ngựa gần 20 tuổi

HẢI PHÒNG Vừa qua, Tổ chức Động vật Châu Á và Chi cục Trồng trọt và Kiểm lâm Hải Phòng cứu hộ thành công một cá thể gấu ngựa gần 20 tuổi do người dân nuôi.