| Hotline: 0983.970.780

Kiên Giang chuyển dịch mạnh sang phát triển kinh tế thủy sản

Thứ Tư 17/11/2021 , 10:05 (GMT+7)

Những năm gần đây, ngành nông nghiệp Kiên Giang đã chuyển dịch mạnh sang phát triển kinh tế thủy sản, mang lại thu nhập cao cho người sản xuất.

Theo Sở NN-PTNT Kiên Giang, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và Nghị quyết 120 của Chính phủ, tỉnh đã chuyển dịch mạnh sang phát triển kinh tế thủy sản, mang lại hiệu quả cao. Tập trung tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị, nâng cao hiệu quả, giai đoạn năm 2016 - 2020, giá trị sản xuất ngành thủy sản tăng trưởng bình quân hơn 6%/năm.

Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và Nghị quyết 120 của Chính phủ, tỉnh Kiên Giang đã chuyển dịch mạnh sang phát triển kinh tế thủy sản, chuyển đổi hàng chục ngàn ha đất sản xuất lúa kém hiệu quả sang mô hình tôm - lúa, mang lại thu nhập cao. Ảnh: Trung Chánh.

Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và Nghị quyết 120 của Chính phủ, tỉnh Kiên Giang đã chuyển dịch mạnh sang phát triển kinh tế thủy sản, chuyển đổi hàng chục ngàn ha đất sản xuất lúa kém hiệu quả sang mô hình tôm - lúa, mang lại thu nhập cao. Ảnh: Trung Chánh.

Cụ thể, đã chuyển đổi hàng chục ngàn ha đất sản xuất lúa kém hiệu quả hoặc không đảm bảo nguồn nước tưới sang luân canh một vụ tôm, một vụ lúa (mô hình tôm - lúa), mang lại hiệu quả cao. Nếu như năm 2015, toàn tỉnh sản xuất theo mô hình tôm - lúa là gần 78.000ha, sản lượng tôm thu hoạch hơn 31.000 tấn, thì đến năm 2020 đã tăng lên 100.000ha và sản lượng là 47.000 tấn. Việc chuyển đổi diện tích lúa sản xuất kém hiệu quả sang mô hình tôm - lúa đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất, thu nhập bình quân tăng từ 50 triệu đồng/ha lên mức từ 100 - 130 triệu đồng/ha/năm.

Phát triển nhanh hình thức nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp, đến năm 2020 tăng hơn 50% về diện tích và tăng gần 87% về sản lượng so với năm 2015. Cụ thể, tăng diện tích thả nuôi từ 2.132ha, sản lượng gần 15.000 tấn lên 3.200ha và sản lượng 28.000 tấ. Nuôi cá lồng bè trên biển tăng từ 2.613 lồng sản lượng 1.900 tấn (năm 2015) nên 4.500 lồng, sản lượng thu hoạch đạt 3.555 tấn (năm 2020).

Kinh tế thủy sản đang dần trở thành ngành kinh tế chủ lực trong nông nghiệp. Lĩnh vực khai thác, đã tổ chức lại sản xuất biển theo hướng giảm dần tàu có công suất nhỏ, khai thác ven bờ sang phát triển tàu có công suất lớn, đánh bắt xa bờ, nhằm góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản và bảo vệ an ninh chủ quyền biển quốc gia.  

Xem thêm
Kiến nghị Bộ Tài chính thống nhất cách tính thuế VAT với thức ăn chăn nuôi

Các hội và hiệp hội vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, đề nghị áp dụng thống nhất quy định về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Xác heo nghi nhiễm dịch tả lợn Châu Phi vứt bỏ ven đường

GIA LAI Xác heo nghi nhiễm dịch tả lợn Châu Phi bị vứt bỏ ven đường tại xã Gào (tỉnh Gia Lai) gây ô nhiễm môi trường và lo ngại lây lan dịch bệnh.

Xã vùng biên thay da đổi thịt nhờ cây mắc ca

LÂM ĐỒNG Cây mắc ca mang lại thu nhập cao, giúp hàng trăm hộ dân ở xã vùng biên Quảng Trực, tỉnh Lâm Đồng từng bước ổn định sinh kế, thoát nghèo.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Điểm sáng nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.

Bình luận mới nhất