| Hotline: 0983.970.780

Khuyến cáo trước vụ thu đông

Thứ Sáu 29/07/2016 , 10:01 (GMT+7)

Thời gian qua ĐBSCL đối mặt với khô hạn và xâm nhập mặn kéo dài ảnh hưởng rất lớn đến mùa vụ và quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa.

Trước thềm SX lúa thu đông, PV NNVN có cuộc trao đổi ngắn với TS Hồ Văn Chiến, nguyên GĐ Trung tâm BVTV phía Nam.

Thưa ông, ngoài yếu tố thời tiết thì vụ lúa thu đông đứng trước khó khăn nào?

Bệnh đạo ôn hiện nay là mối nguy cơ nhất đối với SX lúa. Ngoài vấn đề giống nhiễm, còn do bà con sạ dày và bón phân vẫn thừa đạm. Ngoài ra, thời gian qua tình hình khô hạn, mặn diễn ra phức tạp kéo dài, khi mưa xuống bà con vội làm đất, đất bị ngộ độc hữu cơ và khi bón phân đợt đầu, gặp mưa ít và nước chưa thấm sâu, đất chưa hấp thụ được đã bón tiếp... Sau 20 ngày cây lúa bị ngộ độc hữu cơ, nhiễm đạo ôn. Khi phòng trị bà con phải phun thuốc BVTV theo nguyên tắc "4 đúng" (đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng cách, đúng thời gian).

Khi lúa trổ cần lưu ý rầy nâu xuất hiện rải rác. Khi đòng nở rộ thì thiên địch không kìm được rầy nâu, nên phun đúng thuốc, phun từ lúc rầy còn nhỏ mới có hiệu quả. Đối với sâu cuốn lá nhỏ, từ lúc gieo sạ 40 ngày đầu không nên phun thuốc do thiên địch trên ruộng rất nhiều...

Ngoài ra còn có những loại bệnh nào phổ biến, thưa ông?

Những năm gần đây cây lúa thường xuất hiện bệnh thúi bẹ. Nếu bà con thấy bệnh cạo gió nên phun thuốc trừ bệnh thúi bẹ trước. Thời gian qua bệnh khô vằn ít, bệnh thúi bẹ lại xuất hiện thường xuyên và bà con hay nhầm lẫn giữa thúi bẹ và bệnh cạo gió. Nếu thấy bệnh cạo gió thì phải phòng trị ở giai đoạn làm đòng tới trổ, phun trễ quá thì lúa bị lép.

Khi nhện gié tấn công, nhiều người dân tưởng có nhện gié là có thúi bẹ, song có một số trường hợp bệnh thúi bẹ tấn công nhưng không xuất hiện nhện gié. Người dân dễ nhầm lẫn mua thuốc phun xịt nhện gié, từ đó dẫn đến hiện tượng nghẹn đòng, lúa không trổ được. Thực ra là do bệnh thúi bẹ làm nghẹn đòng.

Các giống lúa đều có thể nhiễm bệnh đạo ôn trên lá và cổ bông, khi bệnh tấn công trên cổ bông là lúc lúa trổ. Vì vậy khuyến cáo khi lúa trổ một số bông nên phun thuốc. Khi lúa trổ đều phun không nên phun nữa. Nếu phun lúc thu hoạch thì dư lượng tồn dư trong lúa cao dẫn đến khó xuất khẩu...

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.