| Hotline: 0983.970.780

Khát vọng cây quế Văn Yên

Thứ Hai 14/10/2019 , 08:32 (GMT+7)

Lễ hội Quế Văn Yên lần thứ III đang diễn ra tại thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.

15-13-02_5
Các thiếu nữ Dao đỏ giới thiệu sản phẩm với khách hàng.

Lễ hội có hơn 70 gian hàng của 20 doanh nghiệp và hộ tư nhân SX, chế biến, kinh doanh cây quế trong và ngoài tỉnh tới. Mỗi ngày có hàng ngàn khách tới tham quan và mua hàng.

Lễ hội quế Văn Yên lần thứ III với chủ đề "Quế Văn Yên - Khát vọng vươn xa".

Huyện Văn Yên có hơn 40.000ha quế, đây là huyện có diện tích quế lớn nhất nước, hàng năm Văn Yên khai thác gần 10.000 tấn quế vỏ, 300 tấn tinh dầu, 65.000m3 gỗ, tổng giá trị thu nhập trong nhân dân khoảng 600 tỷ đồng.

Cây quế Văn Yên gắn với câu chuyện ông tổ nghề trồng quế Bàn Thừa Phú, cách nay hơn 200 năm, ông đã đi khắp non cao rừng thẳm để tìm ra cây quế rồi hướng dẫn người dân trồng không chỉ để làm thuốc chữa bệnh mà còn bán lấy tiền. Cây quế được ví là cây vàng trên núi, một trong 4 vị thuốc quý “tứ bảo đông y”: Sâm, nhung, quế, phụ.

15-13-02_6
Những sản phẩm SX từ quế.

Đất Văn Yên bạt ngàn rừng quế, nhà nhiều có cả trăm ha, nhà ít vài ba ha, quế mọc khắp nơi, chạm chân tới chỗ nào cũng gặp quế, không chỉ người Dao các dân tộc: Tày, Mông, Kinh… đều trồng quế. Các xã trồng nhiều quế: Xuân Tầm, Phong Dụ Hạ, Phong Dụ Thượng, Đại Sơn, Viễn Sơn, Mỏ Vàng, Quang Minh, Châu Quế Hạ, Tân Hợp, Nà Hẩu…

Rất nhiều tỷ phú trồng quế là gia đình các ông: Nguyễn Kim Hín, Lý Chiến Thắng, Bàn Tài Chu, Bàn Phú Hoa, Triệu Tiến Bảo xã Viễn Sơn, Hoàng Văn An xã Đại Sơn… Những ngôi nhà 2 - 3 tầng mọc dưới những cánh rừng quế không còn hiếm. Cây quế đã làm đổi thay cả một vùng đất, người dân Văn Yên tự hào là “thủ phủ” của cây quế vùng Tây Bắc.

15-13-02_1
Rừng quế nhà ông Hoàng Văn An.
15-13-02_2
Những ngôi nhà xây trong rừng quế.

Từ vài chục năm nay cây quế Văn Yên đã nổi tiếng thế giới, tháng1/2010 Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ đã có quyết định chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm quế Văn Yên.

Mới đây Vương quốc Thái Lan đã quyết định bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm quế vỏ Văn Yên tại Thái Lan. Đây là điều hiếm thấy trên thế giới, một quốc gia khác bảo hộ sản phẩm của Việt Nam trên đất nước họ. Điều đó đã khẳng định chất lượng sản phẩm quế Văn Yên nổi tiếng bên ngoài lãnh thổ.

15-13-02_3
Ông Đỗ Đức Duy- Chủ tịch tỉnh Yên Bái (thứ hai phải sang) trao quyết định bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm quế vỏ Văn Yên trên đất Thái Lan cho lãnh đạo huyện Văn Yên.

Trên đất Văn Yên hiện có trên 10 công ty đang thu mua và hàng trăm hộ gia đình thu mua chế biến quế phục vụ nhu cầu trong nước và XK, trong đó Cty TNHH Hương gia vị Sơn Hà 100% vốn nước ngoài, có trụ sở đóng tại Từ Sơn, Bắc Ninh. Cty mỗi năm chế biến gần 3.000 tấn hàng hóa từ quế. Với trên 200 sản phẩm: Quế điếu, quế nghiền, quế cắt, quế tấm, nước quế… và các loại hương liệu đã được xuất khẩu sang các nước EU và Mỹ.

Sản phẩm chế biến từ cây quế vô cùng phong phú, với khoảng gần 500 sản phẩm, được các bàn tay khéo léo của các nghệ nhân chế tác đã trở thành thứ hàng hóa vô cùng độc đáo được bày bán ở nhiều nơi trên đất nước.

15-13-02_4
Bà Nguyễn Kim Thoa (phải)- GĐ Cty Trà thảo mộc Quế Phát giới thiệu sản phẩm với khách hàng.

Công nghiệp chế biến quế đã hình thành từ vài chục năm nay, ngoài 8 nhà máy chưng cất tinh dầu quế của các Cty: Hương liệu Việt Trung, Đạt Thành, HTX Bách Lâm, Cty Trà thảo mộc Quế Phát, Cty CP Lâm nông sản - thực phẩm Yên Bái, Cty Trường An, Cty Tân Thịnh... Ngoài ra còn có hơn 200 cơ sở chưng cất tinh dầu quế mô hình hộ gia đình, sản phẩm 600 - 800kg/năm.

Lễ hội quế lần thứ III huyện Văn Yên 2019 có hơn 20 gian hàng quế và 50 gian hàng thương mại diễn ra từ ngày 11 đến 16/10, mỗi ngày có hàng ngàn người trong và ngoài tỉnh đến tham quan, mua hàng và ký các hợp đồng thương mại.

Với số người đến với lễ hội, hương quế Văn Yên đã bay xa, không còn “thơm không ai biết, ngát lừng ai hay”.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.