| Hotline: 0983.970.780

Hướng phát triển chăn nuôi vùng hạn, mặn

Thứ Năm 02/06/2016 , 08:37 (GMT+7)

Ngày 1/6, tại TP Cần Thơ, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám chủ trì Hội nghị Phát triển chăn nuôi trong điều kiện xâm nhập mặn ở các tỉnh ĐBSCL.

Biến bất lợi thành lợi thế

Trong bối cảnh ĐBSCL vừa trải qua hơn 5 tháng hạn hán, xâm nhập mặn (XNM) gay gắt, gây thiệt nặng nề đến SX nông nghiệp, Bộ NN-PTNT đã cùng các địa phương triển khai nhiều giải pháp ứng phó về thủy lợi, trồng trọt, SX lúa và nuôi trồng thủy sản.

Riêng trong lĩnh vực chăn nuôi, tuy bị ảnh hưởng do XNM, một số địa phương thiếu thức ăn, nước uống cho gia súc, gia cầm, nhưng do chăn nuôi còn phân tán, nhỏ lẻ và nhờ có biện pháp đối phó, đến nay mức độ tổn thất không lớn.

Thứ trưởng Vũ Văn Tám nhận định: Trong thời gian qua chăn nuôi ở ĐBSCL chưa được quan tâm đúng mức, chưa chú trọng tạo điều kiện phát triển tương xứng với tiềm năng của vùng.

Đặc biệt trong tình hình người nuôi tôm ở 8 tỉnh ven biển bị thất mùa vừa qua, việc phát triển chăn nuôi, bên cạnh những vật nuôi truyền thống bản địa các địa phương cần xác định, chọn lựa vật nuôi mới thích nghi, cho hiệu quả kinh tế cao. Đặt nền móng phát triển chăn nuôi theo hướng biến những tác động bất lợi thành lợi thế, đồng thời có thể bù đắp những thiệt hại vừa qua và tạo nguồn thu nhập mới cho nông hộ.

Ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết: Hiện nay đàn bò thịt ở ĐBSCL có trên 690.000 con, chiếm 12,84%; đàn bò sữa có 27.800 con, chiếm 8,56% cả nước. Bò sữa nuôi nhiều nhất tại các tỉnh long An, Tiền Giang, Sóc Trăng. Giá thu mua sữa ổn định, chăn nuôi có lãi nên xu hướng tăng đàn mạnh.

Đàn trâu trong vùng hiện có 34.000 con, chiếm 13,5% so đàn trâu cả nước, chủ yếu nuôi nhiều ở các tỉnh Long An, Đồng Tháp, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp. Sản lượng thịt trâu đạt gần 2.000 tấn. Chăn nuôi dê có trên 179.000 con, chiếm 10,7% đàn dê cả nước. Dê được nuôi nhiều ở Tiền Giang, Bến Tre.

Chăn nuôi heo trong vùng hiện có gần 3,6 triệu con, đứng thứ 4 và chiếm 12,9% tổng đàn heo cả nước. Sản lượng thịt heo tăng 2,93% do năng suất tăng, dịch bệnh không xảy ra nhiều. Tổng sản lượng thịt heo đạt trên 556.200 tấn.

19-30-09_chn-nuoi-bo-su-dng-pht-trien-o-cn-tho-soc-trng-nh-hd
Chăn nuôi bò sữa đang phát triển ở Cần Thơ, Sóc Trăng

 

Thứ trưởng Vũ Văn Tám: Phát triển chăn nuôi ở ĐBSCL cần xem là một lợi thế, rất cần thiết. Đặc biệt ở vùng ven biển dù điều kiện hạn, mặn, các địa phương hoàn toàn có tiềm năng, lợi thế, không bế tắc. Do đó trong định hướng phát triển cần thay đổi nhận thức, đề xuất quy hoạch chăn nuôi vào các đề án tái cơ cấu SX.

Về chăn nuôi gia cầm vốn là thế mạnh trong vùng với tổng đàn trên 58,4 triệu con, chiếm 17,1% so đàn gia cầm cả nước. Trong đó đàn vịt hơn 25,7 triệu con, riêng nuôi vịt chạy đồng đẻ trứng 9,2 triệu con, chiếm hơn 39% đàn vịt đẻ cả nước và đứng đầu cả nước về sản lượng 1,33 tỷ quả trứng. Đặc biệt trong nhiều năm qua ĐBSCL là nơi duy nhất xuất khẩu trứng vịt muối.

Mặt khác gần đây nghề nuôi ong mới phát triển với tổng số 116.000 đàn ong, sản lượng mật đạt 242 tấn/năm; hiện có 5 tỉnh tham gia dẫn dụ và gây nuôi chim yến, với 484 nhà yến chiếm 35% số nhà yến trong cả nước.

Vật nuôi mới

Cục Thú y cho biết, một số tỉnh vùng ven biển ĐBSCL bắt đầu chú trọng tìm vật nuôi có khả năng nâng cao giá trị kinh tế, tăng sản lượng xuất khẩu sang các nước EU, châu Mỹ như: Nuôi chim yến, mật ong, trứng gia cầm.

Hiện nay trứng vịt muối xuất khẩu trên 20 triệu quả trứng/năm và trong 3 tháng đầu năm 2016 đã xuất khẩu trên 7 triệu quả trứng. Trong khi đó thị trường trứng cút xuất sang Nhật Bản, Singapore và các nước EU đang mở cửa. Do đó cần có thêm công trình nghiên cứu giống vật nuôi thích ứng vùng ngập mặn, cho năng suất cao, chất lượng, có triển vọng xuất khẩu.

Ông Nguyễn Hữu Tỉnh, Phó Giám đốc Phân Viện chăn nuôi Nam bộ giới thiệu một số giống vật nuôi triển vọng, phù hợp với điều kiện chăn nuôi ở vùng bị XNM ở ĐBSCL. Giống vịt biển từ năm 2014-2015 đã đưa 300 con ra Trường Sa nuôi thử nghiệm, có khả năng thích nghi nước biển, lợ, ngọt và nuôi trên cạn. Đây là vật nuôi mới, năng suất trứng khá cao, khoảng 200-210 trứng/mái/năm. Nuôi sau 21 tuần tuổi vịt vào đẻ đạt 2,7 kg/con. 

Viện Chăn nuôi đã tạo ra quần thể hàng ngàn con vịt mái. Bên cạnh đó giống vịt Hòa Lan siêu trứng 220-230 trứng/năm, trứng to; vịt Hòa Lan chuyên dụng thịt nuôi sau 7 tuần tuổi đạt 3,2 kg/con, có khả năng phát triển thích nghi vùng nước lợ ven biển và chạy đồng.

Thực tế trong năm qua, giống vịt biển được nuôi thử nghiệm ở Tiền Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang cho thấy khả năng thích nghi vùng hạn, mặn. Ông Nguyễn Văn Tranh, Giám đốc Sở NN-PTNT Cà Mau cho biết: TTKN Cà Mau đang triển khai mô hình nuôi trên 3.000 con vịt biển. 

Xem thêm
Thịt lợn ế ẩm chưa từng có

QUẢNG NGÃI Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng ở Quảng Ngãi, gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi. Các tiểu thương bán thịt lợn cũng rơi vào cảnh ế ẩm chưa từng có.

Bị xử phạt 5,5 triệu đồng do vứt xác lợn chết ra môi trường

TUYÊN QUANG Từ 19 đến 22/7, tỉnh Tuyên Quang buộc phải tiêu hủy 5.481 con lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi tại 376 hộ thuộc 114 thôn, 22 xã, với tổng trọng lượng hơn 304 tấn.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Thiếu dữ liệu, nông hộ cà phê khó đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Thiết bị VMS trục trặc, ngư dân lại than trời

Vĩnh Long Trong số 1.818 lượt tàu cá bị mất kết nối VMS của Vĩnh Long, có 378 lượt bị nhắc nhở, số còn lại không có dấu hiệu vi phạm hoặc do gặp sự cố như chìm tàu, cháy nổ.

Cần Thơ trồng 5 ha rừng ngập mặn trên đất bãi bồi ven biển

Trồng và bảo vệ rừng hiện không còn là nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và môi trường mà trở thành trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất