| Hotline: 0983.970.780

Huế làm gì để thu hút đầu tư?

Thứ Ba 06/05/2025 , 22:33 (GMT+7)

Thời gian qua, TP Huế trở thành ‘bến đỗ’ hấp dẫn, an toàn thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, với nhiều dự án lớn đã được triển khai.

Sau khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương (1/1/2025), Huế đã đưa ra nhiều chính sách, cách làm phù hợp để “vươn mình” phát triển kinh tế.

Để rõ hơn về vấn đề này, phóng viên Báo Nông nghiệp và Môi trường có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Phương - Chủ tịch UBND TP Huế.

Ông Nguyễn Văn Phương - Chủ tịch UBND TP Huế. Ảnh: Văn Dinh.

Ông Nguyễn Văn Phương - Chủ tịch UBND TP Huế. Ảnh: Văn Dinh.

Phóng viên: TP Huế đang có những giải pháp nào để cải thiện môi trường đầu tư?

Ông Nguyễn Văn Phương: Hiện nay, môi trường đầu tư của Huế từng bước được cải thiện theo hướng ngày càng công khai, minh bạch, đảm bảo phù hợp với định hướng phát triển, phát huy năng lực cạnh tranh của địa phương.

Thời gian qua, thành phố đã ra các quyết định, kế hoạch, chỉ thị về tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp và tăng cường đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC), đẩy nhanh tiến trình xây dựng chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số.

Thành phố đã chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư (nay là Sở Tài chính) rà soát đơn giản hóa TTHC, hệ thống hóa bộ TTHC, rút ngắn quy trình, thời gian giải quyết hồ sơ TTHC, thường xuyên tham mưu UBND thành phố kịp thời ban hành các quyết định công bố TTHC chuẩn hóa thuộc chức năng quản lý.

Thành phố chỉ đạo các sở ngành và đơn vị liên quan triển khai thực hiện quyết liệt các chính sách của Trung ương, chủ động tham mưu UBND thành phố trình HĐND ban hành các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tiến đến tháo gỡ các rào cản, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn, trong đó phải kể đến là các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng chữ ký số công cộng; hỗ trợ chi phí hóa đơn điện tử; chính sách hỗ trợ mặt bằng, chi phí thuê kế toán, thuê mua các giải pháp công nghệ, đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ doanh nhân, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh.

Để cải thiện môi trường đầu tư, TP Huế đã và đang thực hiện nhiều giải pháp. Ảnh: Văn Dinh.

Để cải thiện môi trường đầu tư, TP Huế đã và đang thực hiện nhiều giải pháp. Ảnh: Văn Dinh.

Huế đã xây dựng và vận hành phần mềm quản lý dự án ngoài ngân sách; đã kiện toàn và tiếp tục duy trì hoạt động hiệu quả hơn 4 Tổ công tác giám sát, quản lý các dự án đầu tư do Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND thành phố làm tổ trưởng để chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, xử lý các vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án ngoài ngân sách và giải ngân vốn đầu tư công các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách, sớm đưa vào hoạt động đối với các dự án đã được chấp thuận, lựa chọn nhà đầu tư; sớm hoàn thành thủ tục kêu gọi đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư…

Ngoài ra, TP Huế chỉ đạo các sở, ban ngành thường xuyên tăng cường thực hiện các công tác đối thoại, tiếp xúc doanh nghiệp thông qua nhiều hình thức nhằm kịp thời tháo gỡ và giải quyết các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp; xây dựng Hệ thống giải pháp quản lý rủi ro về theo dõi và giám sát hoạt động của doanh nghiệp tại địa phương nhằm xây dựng một môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật.

TP Huế nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung với nhiều tiềm năng và cơ hội về thu hút đầu tư; có cửa ngõ giao thương thuận lợi bao gồm trục giao thông quan trọng xuyên Bắc - Nam; nằm trên Hành lang kinh tế Đông - Tây, là cửa ngõ ra biển Đông.

Huế có 128km đường bờ biển, có hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai lớn nhất khu vực Đông Nam Á, có Vịnh Lăng Cô, Vườn Quốc gia Bạch Mã, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô (27.108ha)…

Nhiều lĩnh vực sẽ được TP Huế chú trọng để kêu gọi đầu tư trong thời gian tới, trong đó có nông nghiệp, kinh tế biển và đầm phá… Ảnh: Văn Dinh.

Nhiều lĩnh vực sẽ được TP Huế chú trọng để kêu gọi đầu tư trong thời gian tới, trong đó có nông nghiệp, kinh tế biển và đầm phá… Ảnh: Văn Dinh.

Phóng viên: TP Huế sẽ chú trọng vào những lĩnh vực gì để kêu gọi đầu tư trong thời gian tới?

Ông Nguyễn Văn Phương: Từ khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, địa phương đã xác định những lĩnh vực ưu tiên kêu gọi đầu tư.

Đối với ngành dịch vụ: Phát triển các loại hình du lịch với sản phẩm đa dạng, đặc trưng, khác biệt, đẳng cấp như: văn hóa - di sản; sinh thái, nghỉ dưỡng, biển - đầm phá, chú trọng phát triển du lịch chuyên đề với thương hiệu di sản Cố đô Huế. Phát triển du lịch thông minh dựa trên nền tảng chuyển đổi số, du lịch xanh, bền vững.

Đối với ngành công nghiệp: Phát triển công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp điện tử, bán dẫn, thiết bị điện tử - viễn thông, công nghiệp vật liệu mới. Ưu tiên phát triển một số ngành như sản xuất hàng tiêu dùng xuất khẩu; khuyến khích phát triển các sản phẩm đồ uống, công nghiệp luyện kim gắn với cảng biển; sản xuất điện từ nguồn năng lượng xanh như hướng đến phát triển đô thị xanh, không gian khu công nghiệp xanh và bền vững.

Đối với ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản: Ưu tiên phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ. Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa gạo, các loại rau hoa, cây ăn quả đặc sản của địa phương phục vụ xuất khẩu và du lịch.

Đối với phát triển kinh tế biển và đầm phá: Xây dựng kinh tế biển là một trong những trung tâm mạnh của cả nước với hệ thống cảng biển nước sâu Chân Mây đồng bộ, hiện đại gắn với phát triển kinh tế chuỗi khu kinh tế, khu công nghiệp, đô thị biển - đầm phá.

Phát triển kinh tế di sản gắn với du lịch và công nghiệp văn hóa: Xây dựng nền tảng kinh tế của thành phố dựa trên 3 trụ cột là kinh tế du lịch, kinh tế di sản, kinh tế tuần hoàn; phát huy giá trị di sản bằng du lịch văn hóa, cảnh quan, đô thị và sinh thái. Quy hoạch không gian để mỗi di sản trở thành hạt nhân tạo động lực phát triển…

Lãnh đạo TP Huế kiểm tra tiến độ các dự án trọng điểm trên địa bàn. Ảnh: Văn Dinh.

Lãnh đạo TP Huế kiểm tra tiến độ các dự án trọng điểm trên địa bàn. Ảnh: Văn Dinh.

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2024 vừa được công bố ngày 6/5, TP Huế nằm trong nhóm top đầu của toàn quốc (vị trí thứ 6, đạt 71,13 điểm), tăng 2 bậc so với năm 2023. Chỉ số này phần nào cho thấy cộng đồng doanh nghiệp đã ghi nhận những nỗ lực của thành phố trong việc triển khai các giải pháp nhằm cải cách hành chính hiệu quả và môi trường kinh doanh ngày càng bình đẳng.

Phóng viên: Lãnh đạo địa phương có những cam kết gì để cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư yên tâm sản xuất, kinh doanh và “rót vốn” vào Huế?

Ông Nguyễn Văn Phương: Thành phố chỉ đạo tiếp tục thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), cam kết tiếp tục cắt giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính, đẩy mạnh xây dựng chính quyền thân thiện, công khai minh bạch thông tin, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, xây dựng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư, cắt giảm các chi phí không chính thức, chi phí gia nhập thị trường, chi phí thời gian…. Đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất; hoàn thiện, nâng cao năng lực các tổ chức dịch vụ công trong lĩnh vực đất đai.

Tổ chức công bố công khai các quy hoạch đã được duyệt; thực hiện rà soát, điều chỉnh, bổ sung và xây dựng mới quy hoạch chung, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và các quy hoạch khác theo quy định của pháp luật về quy hoạch theo hướng đồng bộ. Thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch, đảm bảo tính sẵn sàng trong kêu gọi đầu tư. Chuẩn bị nguồn cung lao động có tay nghề đáp ứng nhu cầu lao động cho các nhà đầu tư...

Lãnh đạo thành phố nghiêm túc lắng nghe các kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp, nhà đầu tư, trong đó có nhà đầu tư nước ngoài với tinh thần cầu thị, chia sẻ, thấu hiểu và đồng hành; trên cơ sở đó, kịp thời có biện pháp xử lý hiệu quả, nhất là những khó khăn, vướng mắc thực tế.

Xin cảm ơn ông !

Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp TP Huế đã phối hợp cùng các đơn vị liên quan hoàn thiện bộ tài liệu giới thiệu, kêu gọi thu hút đầu tư bằng các thứ tiếng (Anh, Nhật, Trung và Việt Nam) có gắn mã QR để cung cấp, giới thiệu cho các nhà đầu tư đến làm việc trực tiếp tại Huế cũng như các nhà đầu tư khác có thể tra cứu, tìm hiểu thông tin qua môi trường mạng.

Năm 2025, TP Huế đặt mục tiêu thu hút 30 - 35 dự án với tổng vốn đăng ký khoảng 10.000 - 12.000 tỷ đồng; thành lập mới khoảng 800 doanh nghiệp và 10 - 15 hợp tác xã, tổ hợp tác.

Trong quý 1 năm 2025, tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP của TP Huế đạt đến 9,9%. Hơn 6.100 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn.

Xem thêm
Huyết mạch cho nông sản Đông Nam Á vào Trung Quốc

Đường sắt Trung - Lào vận chuyển hơn 50 triệu lượt hành khách và 56 triệu tấn hàng sau 3 năm vận hành, trở thành tuyến logistics then chốt của trái cây Đông Nam Á.

Tư vấn, giới thiệu việc làm cho 100% người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp

KHÁNH HÒA Trung tâm Dịch vụ việc làm Khánh Hòa đã tư vấn, giới thiệu việc làm cho 100% người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp, giúp 311 người quay lại thị trường lao động.

Mavin Foods giành 2 giải thưởng xuất sắc tại Triển lãm Quốc tế ngành thịt

Tại Triển lãm Quốc tế ngành thịt (IFFA DFV) ở Frankfurt (Đức), Mavin Foods xuất sắc giành 2 Huy chương Vàng và 1 Huy chương Bạc ở Giải thưởng Sản phẩm thịt toàn cầu 2025.

Cần minh bạch, kiểm soát sở hữu chéo khi tái cơ cấu ngân hàng

TP.HCM Để quá trình tái cơ cấu ngân hàng hiệu quả, cần có chính sách minh bạch, khung pháp lý chặt chẽ, thay đổi cấu trúc sở hữu, đặc biệt là giảm sở hữu chéo.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

3 hội chợ nông sản lớn sắp diễn ra tại Trung Quốc

Ba hội chợ lớn tại Trung Quốc năm 2025 mở ra nhiều cơ hội để nông sản Việt bứt phá, tiếp cận sâu hơn vào chuỗi phân phối hiện đại và bền vững.