| Hotline: 0983.970.780

Hồng quân trên vùng Bảy núi vừa dễ trồng, lại có thu nhập cao

Thứ Bảy 10/03/2018 , 07:15 (GMT+7)

Nông dân vùng Bảy Núi (An Giang) đang phát triển cây hồng quân, bởi cây chịu hạn tốt, không cần đầu tư phân, thuốc, cho thu nhập gần 200 triệu đồng/ha/năm.

07-20-02_nh-1-hong-qun
Trồng hồng quân vùng Bảy Núi mỗi vụ thu nhập 200 triệu đồng/ha

Thời điểm thu hoạch hồng quân từ tháng 7 âm lịch đến tháng 3 âm lịch năm sau. Cây gieo bằng hạt có độ tuổi từ 15 năm trở lên cho năng suất khoảng 500 - 700kg mỗi vụ. Còn cây chiết nhánh sau 1 năm trồng là cho trái và đến khoảng 5 năm tuổi cho năng suất khá cao, từ 200 - 300 kg/cây/vụ.

Đây là cây dễ trồng, mùa nắng thì rụng hết lá, đến tháng 4 - 5, khi có vài đợt mưa đầu mùa thì ra lá non, phát triển trở lại và bắt đầu trổ bông.

Ông Hồ Văn Minh ở ấp Phú Hòa, xã An Phú, huyện Tịnh Biên có 9ha đất rừng, trong đó có 1,2ha trồng hồng quân được 7 năm tuổi. "Hồng quân còn có tên gọi khác là bồ quân, mùng quân rừng có nguồn gốc ở các nước nhiệt đới, tập trung nhiều ở Ấn Độ", ông Minh cho hay.

Vườn của ông Minh cho thu hoạch từ tháng 6/2017 kéo dài sang đến tháng 3 năm sau. Đầu vụ thương lái đến tận nơi mua với giá từ 15.000 - 20.000 đồng/kg, cuối vụ đạt 28.000 - 35.000 đồng/kg (tùy loại lớn nhỏ), sau khi trừ chi phí ông lãi trên 200 triệu đồng.

Từ mấy cây hồng quân mọc hoang, ông Nguyễn Minh Đức ở ấp Phú Hòa, xã An Phú đã nhân giống trồng xen dưới tán rừng được trên trăm gốc. Nhiều cây có tuổi thọ 15 năm và cho trái rất sai, đạt 600 - 700 kg/cây mỗi vụ. Năm nào cũng vậy, vào vụ thu hoạch hồng quân, gia đình ông có thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Theo ông Đức, do cây trồng ở vùng đồi núi cao không có nước tưới nên chỉ dựa vào trời mưa nên hồng quân cho trái theo điều kiện tự nhiên. Hồng quân sinh trưởng rất mạnh, nếu không khống chế sự phát triển thì cây không thể cho trái, hoặc cho trái rất ít. Sự khô hạn đặc thù ở vùng núi kéo dài 4 - 5 tháng là điều kiện ức chế sinh trưởng, làm cho cây rụng hết lá, thay lộc mới. Khi có mưa đến thì cây đâm lộc và ra hoa đồng loạt...   

07-20-02_nh-2-hong-qun
Hồng quân là trái cây sạch, được thị trường tiêu thụ mạnh

Ông Lê Thành Công, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Tịnh Biên cho biết, cây hồng quân được bà con phát triển  xen canh dưới tán rừng và cây dược liệu cho hiệu quả kinh tế cao. Hàng năm, huyện Tịnh Biên cung cấp hàng trăm tấn hồng quân cho thị trường Campuchia, ĐBSCL và TP.HCM. Gần đây, nhờ phát triển tuyến du lịch và khai thác các điểm du lịch trong huyện nên hồng quân bán tại chỗ cho khách tham quan rất được giá.

“Tại thị trấn Chi Lăng, huyện Tịnh Biên có một cơ sở chuyên sản xuất và chế biến rượu hồng quân. Mỗi vụ, cơ sở này tiêu thụ cả chục tấn trái. Và rất nhiều lò nấu rượu trong huyện cũng sản xuất thêm rượu hồng quân, giúp người dân có nguồn thu nhập ổn định và vươn lên làm giàu...”, ông Công nói.

 

Xem thêm
Phân cấp giám sát dịch bệnh tổ yến: Bước then chốt thúc đẩy xuất khẩu

Việc giao quyền chủ động giám sát cho địa phương, theo Cục trưởng Dương Tất Thắng, giúp tiết kiệm chi phí, nâng hiệu quả quản lý và gỡ điểm nghẽn lớn cho doanh nghiệp.

Hơn 50.000 người dân Bắc Ninh tham gia tổng vệ sinh môi trường

BẮC NINH Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản Bắc Ninh triển khai thành công tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường đợt 1/2025 trên địa bàn toàn tỉnh.

Tây Nguyên xanh lên nhờ phụ nữ làm nông bền vững

Nhờ chương trình hỗ trợ, những phụ nữ ở Tây Nguyên đang truyền cảm hứng bằng mô hình nông nghiệp hiệu quả và thân thiện với môi trường.

Sống chung với khô hạn: [Bài cuối] Liên thông hồ chứa, chuyển nước các lưu vực

Dù nguy cơ thiếu nước sản xuất luôn thường trực, song với kế hoạch tưới chi tiết từng mùa vụ cũng như điều tiết khoa học, Ninh Thuận vẫn đảm bảo nước tưới.

Công nghệ gen - đòn bẩy mới cho chăn nuôi và thủy sản Việt Nam

TP.HCM Nghị quyết 57-NQ/TW là cơ hội lịch sử để Việt Nam rút ngắn khoảng cách với thế giới về công nghệ gen, biến lợi thế tài nguyên di truyền thành lợi thế thương mại.

Tạo nền tảng vững chắc trong bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản bền vững

BẮC NINH Tỉnh Bắc Ninh tuyên truyền pháp luật, tổ chức thả giống thủy sản, huy động cộng đồng tham gia bảo vệ nguồn lợi thủy sản, góp phần bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên.

Để dược liệu dưới tán rừng ‘cất cánh’

Sản xuất dược liệu dưới tán rừng không chỉ là hướng đi tiềm năng mà còn là lời giải bền vững cho sinh kế người dân miền núi nếu được đầu tư bài bản.