| Hotline: 0983.970.780

Gỡ khó giá dịch vụ cho thủy lợi miền núi

Thứ Sáu 09/08/2024 , 21:08 (GMT+7)

Bắc Kạn Giá dịch vụ thủy lợi không đổi trong 12 năm khiến đơn vị quản lý, khai thác công trình thiếu kinh phí vận hành, sửa chữa, lương thủy nông viên chưa được cải thiện.

Đơn vị quản lý, khai thác thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn gặp nhiều khó khăn do thiếu kinh phí. Ảnh: Ngọc Tú.

Đơn vị quản lý, khai thác thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn gặp nhiều khó khăn do thiếu kinh phí. Ảnh: Ngọc Tú.

Theo bà Đào Thị Nguyệt, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Quản lý, khai thác công trình thủy lợi Bắc Kạn, đơn vị duy nhất quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đang gặp nhiều khó khăn do vướng mắc trong quá trình vận hành, quản lý. 

Nhiều công trình đã xuống cấp do ảnh hưởng của thiên tai và thời gian sử dụng lâu, nhưng nguồn kinh phí hạn chế nên khó sửa chữa kịp thời, ảnh hưởng đến khả năng cấp nước cho sản xuất. Khó khai thác hiệu quả tiềm năng của các hồ chứa do đa số là quy mô nhỏ, chủ yếu phục vụ điều tiết lũ và cấp nước sinh hoạt.

Việc thực hiện các quy định về an toàn đập, hồ chứa theo Nghị định 14 gặp nhiều khó khăn do thiếu kinh phí.

Trong đó, một số nội dung như cắm mốc chỉ giới bảo vệ công trình; xây dựng phương án phòng, chống lũ cho vùng hạ du; kiểm định an toàn đập; lắp đặt thiết bị quan trắc chuyên dùng về khí tượng thủy văn... các đơn vị quản lý, khai thác đa phần không thể có kinh phí để thực hiện. 

Ngoài ra, vướng mắc liên quan chính sách giá dịch vụ khai thác không đổi trong 12 năm nay cũng khiến các đơn vị quản lý, khai thác công trình thiếu nguồn thu. 

Mức lương trung bình của cán bộ, thủy nông viên còn tương đối thấp. Ảnh: Ngọc Tú.

Mức lương trung bình của cán bộ, thủy nông viên còn tương đối thấp. Ảnh: Ngọc Tú.

Giá tối đa sản phẩm công ích thủy lợi hiện nay áp dụng theo Quyết định số 1477/QĐ-BTC ngày 05/8/2021 của Bộ Tài chính còn thấp, chưa phù hợp với thực tế, đơn giá tối đa bằng đơn giá được quy định từ năm 2012 (tại Nghị định số 67/2012/NĐ-CP ngày 10/9/2012), đến nay vẫn chưa điều chỉnh trong khi các yếu tố hình thành giá hiện nay đã tăng (lương tối thiểu tăng, nguyên nhiên vật liệu tăng…) dẫn đến thiếu kinh phí trong công tác quản lý khai thác các công trình thủy lợi.

"Mức lương trung bình của cán bộ, công nhân vận hành công trình thủy lợi tương đối thấp, trung bình khoảng 5,5 triệu đồng mỗi tháng. Điều này ảnh hưởng lớn đến việc gắn bó lâu dài với nghề thủy nông viên", bà Đào Thị Nguyệt cho hay. 

Bên cạnh các khó khăn trên, việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước theo Nghị định số 77/2018/NĐ-CP của Chính phủ tại tỉnh Bắc Kạn chưa thực sự hiệu quả, chưa bố trí nguồn vốn để thực hiện chính sách, hiện nay thực hiện lồng ghép vào các chương trình, dự án khác. 

Để tháo gỡ, ông Đồng Thanh Hoàn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Bắc Kạn kiến nghị trung ương, các cấp chính quyền cần quan tâm bố trí nguồn lực cho công tác sửa chữa, nâng cấp các công trình nhằm khai thác triệt để nguồn nước và năng lực hệ thống thủy lợi hiện có. Đặc biệt là các địa phương cần ưu tiên nguồn lực thực hiện Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Bắc Kạn về Hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

Ngoài ra, Chính phủ xem xét sớm ban hành nghị định thay thế Nghị định số 96/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 quy định chi tiết về giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi để các tổ chức khai thác công trình thủy lợi xây dựng phương án giá hỗ trợ sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi đảm bảo được tính đúng, tính đủ theo thực tế các chi phí hình thành giá như hiện nay.

Đồng thời, cần quy định thêm về mức giá tối đa sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi đối với khu vực miền núi.

Xem thêm
Lời giải công nghiệp hóa ngành chăn nuôi: [Bài 4] Sức bật công nghệ đưa sản phẩm Việt ra thế giới

Với định hướng trở thành 'Nhà bếp của thế giới', nhờ sức bật từ công nghệ, CPV Food Bình Phước từng bước đưa sản phẩm chăn nuôi Việt ra thế giới.

Liên tiếp phát hiện các ổ dịch tả lợn châu Phi ở Quảng Ngãi

Thời gian gần đây, dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp tại Quảng Ngãi với nhiều ổ dịch được phát hiện, hàng trăm con lợn buộc phải tiêu hủy.

Khánh Hòa tạo cú hích cho du lịch nông nghiệp

Khánh Hòa đang hoàn thiện Đề án phát triển du lịch sinh thái giai đoạn 2025 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Tuyển chọn được 5 giống khoai lang bản địa ưu tú nhất

Từ hơn 500 giống khoai lang bản địa, các nhà khoa học đã sàng lọc, chọn ra được 5 giống ưu tú nhất theo tiêu chí chất lượng, năng suất, khả năng chống chịu.

Thấp thỏm xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng dù tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lo ngại suy giảm nửa cuối năm do áp lực thuế quan từ Hoa Kỳ.

Phát triển ngành dược liệu An Giang theo hướng 'đất lành, thuốc quý, sinh kế xanh'

An Giang đang phát triển ngành dược liệu theo hướng bền vững, kết hợp bảo tồn, tạo sinh kế xanh và xây dựng chuỗi giá trị gắn du lịch với y học cổ truyền.

Bình luận mới nhất