| Hotline: 0983.970.780

Giống vú sữa MiCA không mủ, chịu được hạn mặn, ăn được cả vỏ

Chủ Nhật 17/01/2021 , 10:50 (GMT+7)

Giống vú sữa không mủ MiCA đang được một doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre liên kết xây dựng vùng trồng, bao tiêu đầu ra để hướng đến xuất khẩu sang EU.

Đẹp quả, đẹp cả cây

Nhắc đến vú sữa nổi danh nhất có lẽ là vú sữa Lò Rèn, tuy nhiên, vú sữa Lò Rèn cũng như nhiều loại vú sữa thông thường khác như vú sữa bơ hồng khi chín rất nhiều mủ, nhiều nước. Đặc biệt, thời gian gần đây tại huyện Chợ Lách, Bến Tre nổi lên giống vú sữa tím MiCA khi chín không mủ và ăn luôn được cả vỏ.

Sự xuất hiện của giống vú sữa MiCA này khiến nhiều bà con nông dân hiếu kỳ tìm đến những nhà vườn ở đây để chiêm ngưỡng và thưởng thức.

Vú sữa MiCA không mủ có màu tím rất bắt mắt, ăn được luôn cả vỏ. Ảnh: Minh Đảm.

Vú sữa MiCA không mủ có màu tím rất bắt mắt, ăn được luôn cả vỏ. Ảnh: Minh Đảm.

Vừa qua, tại vườn vú sữa MiCA của ông Nguyễn Công Thành ở xã Sơn Định (huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre),  nhiều người dân ăn xong đều tấm tắc khen ngon, thậm chí có người còn mua luôn mấy chục cây giống mang về trồng.

Ông Đào Hoàng Thắng (công tác tại Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM) nhận xét: “Tôi thấy như thế này, vú sữa mà nói ăn cả vỏ với lại không mủ luôn là người ta không tin. Hôm nay, thấy vú sữa MiCA không mủ. Thực tế mình rửa vỏ, bổ ra ăn vỏ luôn thì cái này coi như là độc lạ. Tôi thấy phần ngoài vỏ không chát, không mủ ăn luôn được.”

Còn anh Phạm Thanh Thêm ở xã Tam Ngãi, Cầu Kè, Trà Vinh cho biết thêm: “Tôi cũng nghe tin đồn nhưng hôm nay ăn thực tế rất là ngon. Nó có hậu ngọt và rất tuyệt vời. Đặc biệt nó ít hạt, thịt không nhão như vú sữa khác. Tôi dự kiến mua mấy chục nhánh về trồng xen canh”.

Ông Nguyễn Công Thành giới thiệu giống vú sữa MiCA không mủ quả đẹp, lại chịu được hạn mặn. Ảnh: Minh Đảm.

Ông Nguyễn Công Thành giới thiệu giống vú sữa MiCA không mủ quả đẹp, lại chịu được hạn mặn. Ảnh: Minh Đảm.

Qua thời gian chăm sóc giống cây ngon này, ông Nguyễn Công Thành cho biết, cây rất dễ trồng, ít sâu bệnh lại chịu mặn tốt. Ông Thành chia sẻ, vú sữa này dễ trồng, ít sâu bệnh, lâu lâu cây có bị bọ bù xè, xén tóc gây hại nhưng không đáng kể. Đối với sâu bệnh lá như thán thư, phytopthora, các bệnh khác từ ngày trồng ong cũng chưa thấy xuất hiện.

"Khi trồng giống vũ sữa MiCA này cần lưu ý vun mô lên khoảng 3-4 tấc, không làm mô mà chỉ đặt sát đất nó sẽ bị úng rễ vào mùa mưa. Nếu trời nắng mình tưới thường xuyên. Đối với vấn đề mặn năm rồi hơi cao, tầm 4 - 6 phần ngàn, nhưng không có vấn đề gì, ở huyện Chợ Lách này tôi thấy vú sữa MiCA vẫn dễ trồng.” Ông Thành chia sẻ.

Triển vọng xuất khẩu sang châu Âu

Biết giống cây độc lạ lại ngon, bà Nguyễn Thị Vinh chủ Cơ sở Sản xuất cây giống Ngọc Vinh (ấp Cái Tắc, xã Hưng Khánh Trung A, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre) là một trong những người tiên phong cất công tìm hiểu thị trường, xây dựng thương hiệu để phát triển giống vú sữa độc đáo này.

Hiện thương hiệu vú sữa tím Mica không mủ được bảo hộ bởi Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ). Bà Nguyễn Thị Vinh cho biết, tại châu Âu, cây vú sữa không thể trồng được. Đây là một lợi thế để đưa giống vú sữa ngon này có cơ hội rất lớn xuất khẩu trong thời gian tới. Qua đó, giúp cho bà con nông dân có thêm giống cây mới phát triển kinh tế, làm giàu.

Bà Nguyễn Thị Vinh, chủ Cơ sở Cây giống Ngọc Vinh đang liên kết xây dựng vùng trồng vú sữa MiCA để xuất khẩu. Ảnh: Minh Đảm.

Bà Nguyễn Thị Vinh, chủ Cơ sở Cây giống Ngọc Vinh đang liên kết xây dựng vùng trồng vú sữa MiCA để xuất khẩu. Ảnh: Minh Đảm.

“Để sản phẩm này được đưa đến thị trường châu Âu mình phải hợp tác với bà con nông dân. Hiện Cơ sở Ngọc Vinh đã ký được hợp đồng với doanh nghiệp để đưa trái vú sữa tím MiCA ra thị trường châu Âu. Ngọc Vinh cũng mong muốn bà con mạnh dạn đầu tư. Ngọc Vinh cam kết bao tiêu sản phẩm trong thời hạn 5 năm, sau đó, sẽ ký hợp đồng tiếp. Trong 5 năm đầu, Ngọc Vinh sẽ ký hợp đồng giá 60.000 đồng/kg. Nếu bà con nông dân nào có tâm huyết đầu tư vào vú sữa tím MiCA, Ngọc Vinh sẵn sàng hỗ trợ nợ 40% tiền cây giống, đến khi thu trái sẽ mới thu tiền”, bà Nguyễn Thị Vinh cam kết.

Xem thêm
Thịt lợn ế ẩm chưa từng có

QUẢNG NGÃI Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng ở Quảng Ngãi, gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi. Các tiểu thương bán thịt lợn cũng rơi vào cảnh ế ẩm chưa từng có.

Bị xử phạt 5,5 triệu đồng do vứt xác lợn chết ra môi trường

TUYÊN QUANG Từ 19 đến 22/7, tỉnh Tuyên Quang buộc phải tiêu hủy 5.481 con lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi tại 376 hộ thuộc 114 thôn, 22 xã, với tổng trọng lượng hơn 304 tấn.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Thiếu dữ liệu, nông hộ cà phê khó đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Hàng trăm tàu cá bị kiểm tra, xử lý trên vịnh Bắc Bộ

HẢI PHÒNG Từ đầu năm 2025 đến nay, Chi cục Kiểm ngư Vùng I đã tuần tra 80 ngày trên biển, kiểm tra 187 tàu cá, xử lý hàng chục trường hợp vi phạm.

Nghệ An ì ạch gỡ nút thắt ERPA: Vướng cơ chế hay do năng lực?

Quá trình thực hiện thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính (ERPA) tại Nghệ An khá ì ạch, đây là nội dung do Quỹ bảo vệ phát triển rừng làm đầu tàu.

Bình luận mới nhất