| Hotline: 0983.970.780

GIC giúp nông dân, HTX thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Thứ Tư 11/09/2024 , 14:09 (GMT+7)

Cần Thơ Ứng dụng các đổi mới sáng tạo xanh nhằm giúp nông dân và HTX nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện quy trình sản xuất và tối ưu hóa chuỗi cung ứng.

Dự án GIC hỗ trợ cho HTX Tiến Dũng mở lớp tập huấn kinh doanh cho nông dân (FBS) đã giúp nông dân nâng cao kiến thức tổ chức quản lý, điều hành, liên kết doanh nghiệp. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Dự án GIC hỗ trợ cho HTX Tiến Dũng mở lớp tập huấn kinh doanh cho nông dân (FBS) đã giúp nông dân nâng cao kiến thức tổ chức quản lý, điều hành, liên kết doanh nghiệp. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

TP Cần Thơ nằm ở trung tâm của ĐBSCL, là một trong những vùng nông nghiệp trọng điểm của cả nước. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, Cần Thơ đã xây dựng và phát triển nhiều HTX nông nghiệp. Tính đến nay, trên địa bàn thành phố có 183 HTX với sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực trồng trọt, đặc biệt là cây ăn trái và lúa gạo.

Các HTX này tập trung chủ yếu vào lĩnh vực trồng trọt, chiếm 78%, trong đó nổi bật là cây ăn trái và lúa gạo. Lĩnh vực chăn nuôi chỉ chiếm 2,7%, thủy sản 9,8%, và các dịch vụ khác chiếm 9,3%.

Theo kết quả đánh giá của Sở NN-PTNT TP Cần Thơ, hiện số lượng thành viên tham gia HTX cũng có sự tăng trưởng, với 3.293 thành viên, tăng 653 thành viên trong giai đoạn 2021-2024. Điều này phản ánh xu hướng tăng cường thành viên liên kết sử dụng dịch vụ hơn là kết nạp thành viên chính thức.

Về chất lượng, 80% thành viên đã hiểu biết rõ Luật HTX và 60% tích cực tham gia xây dựng HTX. Tổng vốn điều lệ của các HTX hiện tại đạt hơn 172,4 tỷ đồng, tăng hơn 38 tỷ đồng so với năm 2021. Bình quân vốn điều lệ của mỗi HTX là 989 triệu đồng và bình quân vốn góp của thành viên là 52,3 triệu đồng. Hầu hết các thành viên đã góp vốn đúng theo quy định, với tỷ lệ góp vốn đạt 56,4% theo vốn điều lệ.

Tổ chức quản lý HTX chủ yếu theo mô hình Hội đồng quản trị kiêm Ban giám đốc, chiếm trên 91% tổng số HTX, do hạn chế về trình độ và nguồn thu. Hàng năm có khoảng 52 HTX liên kết với các công ty trong việc tiêu thụ sản phẩm, tạo niềm tin cho thành viên tham gia HTX.

Ứng dụng các đổi mới sáng tạo xanh nhằm giúp nông dân và HTX nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện quy trình sản xuất và tối ưu hóa chuỗi cung ứng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ứng dụng các đổi mới sáng tạo xanh nhằm giúp nông dân và HTX nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện quy trình sản xuất và tối ưu hóa chuỗi cung ứng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đặc biệt, thời gian qua TP Cần Thơ là 1 trong 6 tỉnh, thành của vùng ĐBSCL (gồm Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng và TP Cần Thơ)  được Bộ NN-PTNT chọn tham gia “Dự án các Trung tâm đổi mới sáng tạo xanh giai đoạn 2021-2024” (GIC). Dự án GIC được thực hiện với mục tiêu thúc đẩy và nhân rộng các mô hình, giải pháp đổi mới, sáng tạo, thông qua nhiều sản phẩm nông nghiệp khác nhau, góp phần phát triển nông thôn bền vững vùng ĐBSCL.

HTX Dịch vụ nông nghiệp Nhân Lợi ở xã Thạnh Lộc, huyện Vĩnh Thạnh là 1 trong 10 HTX trên địa bàn TP Cần Thơ tham gia dự án Các trung tâm đổi mới sáng tạo xanh (GIC), dự án đã hỗ trợ cho HTX rất nhiều hoạt động, trong đó hỗ trợ HTX 1 máy đảo phân để làm giá thể hữu cơ từ nguồn rơm rạ góp phần nâng cao giá trị cho người dân sản xuất lúa, giải quyết các vấn đề tồn tại về đốt đồng trong thời gian qua.

Theo ông Tiêu Ngọc Lợi, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Nhân Lợi, thời gian qua trong và ngoài HTX đã có mô hình tận dụng rơm rạ làm nấm rơm đã mang lại giá trị kinh tế cho người dân.

Mỗi năm, 1 hộ thành viên ở địa phương trồng khoảng 10 vụ nấm, sử dụng khoảng 200 tấn rơm. Bình quân mỗi vụ trồng, thu hoạch khoảng 700kg nấm. Với giá bán khoảng 50.000 - 60.000 đồng/kg, trừ chi phí, lãi từ 5 - 20 triệu đồng/vụ, qua đó đã tận dụng nguồn phụ phẩm trong sản xuất lúa và tăng thu nhập cho người nông dân. Không chỉ dừng lại ở bán nấm, sau mỗi vụ nấm (sử dụng khoảng 550 cuộn rơm), hộ dân sẽ bán số rơm mục (đã sử dụng trồng nấm) cho các nhà vườn phủ gốc cây (mai, chanh, bưởi,...) với giá từ 2.500 - 3.000 đồng/cuộn.

Dự án GIC đã hỗ trợ HTX Nhân Lợi máy đảo phân để làm giá thể hữu cơ từ nguồn rơm rạ góp phần nâng cao giá trị cho người dân sản xuất lúa. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Dự án GIC đã hỗ trợ HTX Nhân Lợi máy đảo phân để làm giá thể hữu cơ từ nguồn rơm rạ góp phần nâng cao giá trị cho người dân sản xuất lúa. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Còn nói về tăng cường công tác liên kết và tiêu thụ nông sản trong và sau tham gia dự án GIC hỗ trợ cho HTX Tiến Dũng ở xã Thạnh Phú, huyện Cờ Đỏ mở lớp tập huấn kinh doanh cho nông dân (FBS) đã giúp nông dân nâng cao kiến thức tổ chức quản lý, điều hành, liên kết doanh nghiệp, xây dựng kế hoạch trung hạn, quản lý tài chính và marketing.

Ông Nguyễn Tấn Nhơn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT TP Cần Thơ cho biết: Ứng dụng các đổi mới sáng tạo xanh trong quản lý và tổ chức dịch vụ là xu hướng tất yếu giúp nông dân và HTX nông nghiệp tại Cần Thơ để nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện quy trình sản xuất và tối ưu hóa chuỗi cung ứng. Việc áp dụng công nghệ hiện đại, cải tiến quản lý và phát triển các mô hình kinh doanh mới không chỉ giúp các HTX đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường mà còn thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp địa phương.

Xem thêm
Thủ phủ gà thả vườn phát triển mạnh thêm vật nuôi mới

VĨNH LONG Xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm đặt mục tiêu nâng tổng đàn thỏ lên 18-20 ngàn con và trở thành một trong những đối tượng chăn nuôi chủ lực của địa phương.

Chó thả rông nghi mắc bệnh dại cắn liên tiếp 3 người

ĐỒNG NAI Ba người ở xã Sông Nhạn, huyện Cẩm Mỹ bị chó thả rông có dấu hiệu mắc bệnh dại, không rõ chủ cắn lại một lần nữa đặt ra câu chuyện quản lý chó, mèo.

Dưa hấu được mùa, giá giảm nhưng nông dân vẫn lãi khá

ĐÀ NẴNG Nông dân Hòa Vang (Đà Nẵng) đang vào mùa thu hoạch dưa hấu chính vụ. Nhờ được mùa, năng suất cao nên dù giá giảm bà con vẫn lãi khá.

Sống chung với khô hạn: [Bài cuối] Liên thông hồ chứa, chuyển nước các lưu vực

Dù nguy cơ thiếu nước sản xuất luôn thường trực, song với kế hoạch tưới chi tiết từng mùa vụ cũng như điều tiết khoa học, Ninh Thuận vẫn đảm bảo nước tưới.

Nghị quyết 57: Luồng sinh khí mới cho khoa học công nghệ

Nghị quyết số 57-NQ/TW ra đời như luồng sinh khí mới, tạo niềm tin và động lực để các viện, trung tâm nghiên cứu chuyển từ 'thích nghi bị động' sang 'chủ động bứt phá'.

Lươn Việt Nam chinh phục thị trường khó tính

Xuất khẩu lươn của Việt Nam tăng gần gấp đôi nhờ mô hình nuôi không bùn, mở ra triển vọng mới nhưng vẫn đối mặt nhiều rào cản tiêu chuẩn quốc tế.

Để dược liệu dưới tán rừng ‘cất cánh’

Sản xuất dược liệu dưới tán rừng không chỉ là hướng đi tiềm năng mà còn là lời giải bền vững cho sinh kế người dân miền núi nếu được đầu tư bài bản.