| Hotline: 0983.970.780

Doanh nghiệp bảo vệ, khai thác giống bản quyền tốt hơn viện

Thứ Năm 07/07/2022 , 13:52 (GMT+7)

Chuyển nhượng bản quyền giống cây ăn trái cho doanh nghiệp được cho là giải pháp tốt để phát huy và nâng cao giá trị của giống.

Giống xoài Cát Lộc vừa được Viện Cây ăn quả Miền Nam nhượng quyền sản xuất, kinh doanh cho Tập đoàn Lộc Trời. Ảnh: Minh Sáng.

Giống xoài Cát Lộc vừa được Viện Cây ăn quả Miền Nam nhượng quyền sản xuất, kinh doanh cho Tập đoàn Lộc Trời. Ảnh: Minh Sáng.

Mới đây, Viện Cây ăn quả Miền Nam đã ký kết nhượng quyền sản xuất, kinh doanh giống xoài Cát Lộc cho Tập đoàn Lộc Trời. Sự kiện này cho thấy, các doanh nghiệp đang ngày càng quan tâm hơn tới việc mua và sử dụng giống có bản quyền.

Tuy nhiên, một vấn đề đang được đặt ra là trong bối cảnh xâm phạm bản quyền giống cây ăn trái nói riêng, giống cây trồng nói chung, vẫn còn phổ biến ở Việt Nam như hiện nay, thì doanh nghiệp làm cách nào để bảo vệ bản quyền giống?

Ông Trương Phan Khải, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Cây ăn quả Lộc Trời (Tập đoàn Lộc Trời), cho biết, đối với cây ăn trái, người ta tự nhân giống vô tính một cách dễ dàng. Nông dân có thể cắt ghép, nhân giống ngay trong vườn của mình. Do đó, bảo vệ bản quyền giống cây ăn trái là một vấn đề rất khó khăn đối với doanh nghiệp.

Chính vì vậy, để bảo vệ bản quyền giống, các doanh nghiệp sau khi mua bản quyền giống sẽ không kinh doanh đại trà giống đó trên thị trường, như vậy có thể kiểm soát bản quyền giống một cách chặt chẽ.

Như với giống xoài Cát Lộc, Lộc Trời chỉ cung cấp cây giống cho những hợp tác xã, tổ hợp tác đăng ký tham gia vùng nguyên liệu với Tập đoàn, mà không cung cấp cây giống cho bên ngoài.

Ở khâu sản xuất cây giống, Lộc Trời cũng đặt hàng Viện Cây ăn quả Miền Nam, tổ chức sản xuất cây con ngay tại Viện để đảm bảo nguồn giống được quản lý chặt từ cây mẹ tới cây con, không để lọt ra ngoài.

Theo ông Khải, Lộc Trời đã sở hữu bản quyền nhiều giống lúa và triển khai kinh doanh rất thành công. Khi đi vào lĩnh vực cây ăn trái và tiến hành mua bản quyền giống xoài Cát Lộc, Lộc Trời cũng đã có những biện pháp để bảo vệ bản quyền giống xoài này ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Khi phát hiện những cá nhân, tổ chức nào có dấu hiệu vi phạm bản quyền giống xoài Cát Lộc, Lộc Trời sẽ phối hợp với Viện Cây ăn quá Miền Nam tiến hành sẽ kiểm tra, xác mình và thực hiện những biện pháp để bảo vệ bản quyền.

PGS.TS Nguyễn Minh Châu, nguyên Viện trưởng Cây ăn quả Miền Nam, cho rằng, trong việc bảo vệ, khai thác bản quyền các giống cây ăn trái, các viện nghiên cứu không thể làm tốt bằng các doanh nghiệp. Khi có bản quyền giống trong tay, doanh nghiệp sẽ tổ chức sản xuất giống đó trên một diện tích nhất định để sản lượng không quá nhiều nhằm duy trì được giá bán tốt. Với cách làm đó, doanh nghiệp không chỉ bảo vệ được bản quyền giống mà còn phát huy, nâng cao được giá trị của giống.

Còn nếu để giống đó cho cả xã hội ai cũng mua về trồng được, sẽ khiến cho diện tích tăng nhanh, sản lượng thu hoạch sẽ rất lớn, làm giảm giá bán cũng như giảm giá trị của giống đó.

Chính vì vậy, theo PGS.TS Nguyễn Minh Châu, để bảo vệ được bản quyền giống và phát huy được giá trị của giống, ngay khi giống mới vừa được công nhận quyền sở hữu trí tuệ, viện nghiên cứu nên bán bản quyền ngay, bán sớm chừng nào tốt chừng đấy. Vì càng để lâu, giống càng dễ bị lọt ra bên ngoài. Mà khi giống đã lọt ra bên ngoài, đã được nhiều người trồng và tự nhân giống, thì các doanh nghiệp sẽ không mua bản quyền nữa.

Về phía các doanh nghiệp, nếu muốn sản xuất giống có bản quyền thì cũng cần tiến hành mua nhanh bản quyền giống và sớm đưa giống đó vào sản xuất.  

Ông Khải cho hay, Lộc Trời đang làm theo cách này. Cụ thể, từ tháng 7/2021 Lộc Trời đã đàm phán với Viện Cây ăn quả Miền Nam về giống xoài Cát Lộc. Nhờ đó, ngay khi giống Cát Lộc vừa được cấp bằng bảo hộ tháng 1/2022, thì Lộc Trời và Viện Cây ăn quả Miền Nam đã tiến hành ký kết ngay hợp đồng nhượng quyền sản xuất, kinh doanh giống xoài này.

Xem thêm
Nuôi con 'quẳng quẳng' đẻ ra con 'nẽ'

Đến xứ Mường Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ tôi mới biết đến nghề nuôi con “quẳng quẳng” để đẻ ra con “nẽ”, thứ đặc sản ở đây mà người Kinh gọi là con sâu cọ.

Bám bản, bám dân đẩy lùi dịch bệnh cho gia súc

HÀ GIANG Suốt 5 năm qua, Hà Giang không xuất hiện dịch lở mồm long móng nhờ làm tốt công tác tiêm phòng, bám sát từng thôn bản, hộ chăn nuôi.

Nông nghiệp sinh thái: Cần thu hẹp khoảng cách giữa chính sách và thực tiễn

Chuyển đổi nông nghiệp sinh thái là hướng đi tất yếu cho ngành hàng lúa gạo ĐBSCL, song để hiện thực hóa cần chính sách hỗ trợ đủ mạnh cho lực lượng sản xuất nòng cốt.

Hải Phòng tìm cách phát huy các 'mỏ vàng' nông nghiệp

Sở hữu tiềm năng lớn từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đến con người, nhưng phát triển sản xuất nông nghiệp Hải Phòng được đánh giá chưa tương xứng với tiềm năng.

Trồng nấm linh chi cho lợi nhuận như mơ nhờ làm chủ công nghệ

HẢI PHÒNG Bằng công nghệ tự động và sản xuất theo quy trình VietGAP, một mô hình trồng nấm linh chi tại quận An Dương đã cho lợi nhuận ngoài mong đợi.

Phát hiện 2 tàu cá công suất lớn vi phạm 'kép' trên vịnh Bắc Bộ

Hai tàu cá công suất lớn ở Quảng Ngãi vi phạm vùng lộng, nghề kéo đôi tại vịnh Bắc Bộ bị Kiểm ngư Vùng I phát hiện và bàn giao cho địa phương xử lý.

Quảng Ninh kiến tạo kinh tế xanh bền vững

Hơn 22.700 ha rừng đã được trồng mới sau bão Yagi. Quảng Ninh không chỉ phủ xanh đất trống mà còn dựng xây một nền kinh tế rừng đa giá trị.

Bình luận mới nhất