| Hotline: 0983.970.780

Dịch vụ môi trường rừng góp phần bảo vệ rừng

Thứ Ba 02/01/2024 , 15:46 (GMT+7)

BÌNH THUẬN Không chỉ giải quyết công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân, dịch vụ môi trường rừng còn góp phần hạn chế, ngăn chặn tình trạng phá rừng.

Nhờ dịch vụ môi trường rừng đã góp phần hạn chế, ngăn chặn tình trạng phá rừng. Ảnh: KS.

Nhờ dịch vụ môi trường rừng đã góp phần hạn chế, ngăn chặn tình trạng phá rừng. Ảnh: KS.

Theo Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Bình Thuận, trong năm 2023, toàn tỉnh có hơn 150 ngàn ha rừng đưa vào thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), chiếm tỉ lệ 45%. Toàn tỉnh có 18 đơn vị chủ rừng là tổ chức nhà nước, 1 UBND xã, 2 tổ chức thuộc lực lượng vũ trang và 4 đơn vị chủ rừng không thuộc nhà nước đủ điều kiện để thực hiện cung ứng DVMTR.

Ông Lê Thanh Sơn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT kiêm Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Bình Thuận cho biết, thời gian qua nhờ chi trả bằng nguồn tiền DVMTR đã góp phần lớn vào công tác bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh. Hàng năm diện tích rừng đủ điều kiện để đưa vào chi trả bằng nguồn DVMTR được giữ ổn định. Qua đó cho thấy chính sách chi trả DVMTR ngày càng phát huy hiệu quả, góp phần ổn định lâu dài, nâng cao năng lực quản lý cho các đơn vị chủ rừng. Đặc biệt đã huy động được các nguồn lực xã hội có sử dụng DVMTR để đầu tư cho công tác bảo vệ và phát triển rừng bền vững, giảm gánh nặng chi bằng nguồn ngân sách nhà nước.

Theo ông Lê Thanh Sơn, hầu hết nguồn thu từ chính sách chi trả DVMTR đã được đầu tư cho công tác bảo vệ rừng, trong đó đối tượng hưởng lợi trực tiếp là những người tham gia làm công tác bảo vệ rừng. Có thể nói chính sách chi trả DVMTR đã góp phần giải quyết công ăn việc làm, cải thiện sinh kế cho người làm nghề rừng; đồng thời hạn chế, ngăn chặn tình trạng phá rừng và suy giảm do mất rừng trong điều kiện hiện nay.

“Thực hiện chính sách chi trả DVMTR đã góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng của các cấp chính quyền, các ban ngành và các đơn vị sử dụng, cung ứng DVMTR; đặc biệt là trong công tác giao khoán quản lý bảo vệ rừng. Ngoài việc tăng cường thêm lực lượng quản lý bảo vệ rừng cho các đơn vị chủ rừng đã tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa cộng đồng dân cư với chủ rừng và chính quyền địa phương, mối liên kết cộng đồng trách nhiệm giữa các hộ, nhóm hộ nhận khoán bảo vệ rừng với chủ rừng được tốt và thường xuyên hơn”, ông Sơn chia sẻ.     

Được biết, hiện toàn tỉnh Bình Thuận có 2.112 hộ, trong đó khoảng 90% là đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã miền núi tham gia nhận khoán bảo vệ rừng được hưởng chính sách chi trả DVMTR.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.