| Hotline: 0983.970.780

Đi tìm nguyên nhân thóc giống nảy mầm kém ở Đồng Hỷ

Thứ Hai 06/07/2009 , 11:20 (GMT+7)

Theo phản ánh của bà con, có hiện tượng thóc giống Nhị ưu 838 và Bồi tạp Sơn Thanh ngâm ủ có tỷ lệ nảy mầm thấp.

Đầu vụ mùa vừa này, Trạm Khuyến nông huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên cung ứng giống lúa cho bà con nông dân theo chính sách trợ giá của tỉnh và huyện.

Theo phản ánh của bà con, có hiện tượng thóc giống Nhị ưu 838 và Bồi tạp Sơn Thanh ngâm ủ có tỷ lệ nảy mầm thấp. Tuy nhiên, trong số thóc giống nông dân mua về còn một số túi chưa gieo, chúng tôi đã lấy mẫu ngâm ủ thì kết quả nảy mầm của hai loại giống trên đều đạt trên 90%.

Thu thập thêm thông tin thì hiện tượng thóc giống nảy mầm kém cũng xảy ra đối với các giống khác mà bà con để giống hoặc mua ở đơn vị khác. Thời điểm mà các hộ ngâm ủ tập trung vào hai đợt nắng nóng (đợt một từ ngày 7 đến 9/6; đợt hai từ ngày 21 đến 23 tháng 6, nhiệt độ bình quân từ 37 đến 38oC).

Như vậy có thể kết luận nguyên nhân giống nảy mầm kém không phải do chất lượng hạt giống mà do bà con nông dân ngâm ủ trong hai đợt nắng nóng vừa qua. Đối với giống lúa nhiệt độ thích hợp để nảy mầm từ 30-32oC, nếu nhiệt độ cao hơn sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm. Khi nhiệt độ không khí đã khá cao, nếu lô thóc giống sau khi ngâm cho hút no nước đem ủ, sẽ làm cho đống thóc nóng quá, ức chế sự nảy mầm, nếu nhiệt độ lên trên 40oC hạt thóc giống sẽ bị chết. Nhiệt độ cao quá còn gặp khi luống mạ có bề mặt không đều, lồi lõm, phần đọng nước bị hấp thụ nhiệt khi trời nắng to, rất nhiều trường hợp ruộng mạ đã bị chết nóng trên ruộng ở những điểm đọng nước.

Để tránh hiện tượng trên đề nghị bà con nông dân trước khi tiến hành ngâm ủ giống nên theo dõi dự báo thời tiết, nếu có dự báo nắng nóng, tạm thời không ngâm ủ. Trong trường hợp đã ngâm ủ rồi hoặc giống đã nảy mầm phải đem gieo chú ý xử lý như sau:

- Khi ngâm: Để trong chỗ mát, ngâm càng nhiều nước càng tốt; 6 đến 8h thay nước một lần. Thời gian ngâm rút bớt còn từ 16-18 giờ đối với lúa lai, 36-38 giờ đối với lúa thuần. Trong khi ngâm thấy thóc có mùi chua cần rửa sạch rồi mới ngâm tiếp. Trước khi ủ cần rửa sạch, để ráo nước rồi mới ủ.

- Khi ủ: Để trong chỗ mát, nên chia nhỏ số lượng giống để ủ, mỗi túi ủ khoảng 2 đến 3 kg giống. Nếu thấy thóc có mùi chua, nhiệt độ trong túi ủ cao phải đem rửa bằng nước sạch đến khi không thấy mùi chua mới ủ tiếp. Khi ngâm ủ hạt giống thì chất gây chua chủ yếu là tinh bột tan. Tinh bột được hòa tan trong nước, đọng lại trong lô hạt giống, nó bị oxy hóa chuyển thành đường và sau đó chuyển thành axit nhanh chóng làm cho lô hạt giống bị chua. Nếu độ chua quá cao thì phôi bị tổn thương, làm cho sự nảy mầm bị ảnh hưởng, nếu phôi bị tổn thương nặng sẽ bị chết và lô hạt giống bị mất sức nảy mầm. Cũng cần đảm bảo đủ ẩm cho túi ủ.

- Khi gieo mạ: Luống mạ không có chỗ đọng nước, nên gieo vào buổi chiều tối, không gieo vào buổi sáng, khi gieo ném mạnh tay để hạt giống chìm trong đất.

Xem thêm
Thịt vịt suối xóm Nhàng da vàng như da gà

'Dù có bị bịt mắt nhưng em vẫn nhận ra được miếng thịt vịt suối xóm Nhàng, xã Kim Thượng', Hà Thị Yến, Chủ tịch UBND xã Xuân Sơn, người gốc Kim Thượng khẳng định.

Không để việc sắp xếp bộ máy ảnh hưởng đến phòng, chống dịch bệnh

HÀ TĨNH Đó là một trong những chỉ đạo mới nhất của UBND tỉnh Hà Tĩnh nhằm khống chế dịch tả lợn Châu Phi và một số dịch bệnh đang xảy ra trên đàn vật nuôi.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Đắk Nông chuyển đổi cơ cấu cây trồng để chống hạn

ĐẮK NÔNG Trước tình trạng nắng hạn ngày càng gay gắt, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông chủ động định hướng người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Khởi động dự án áp dụng giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng

CẦN THƠ Dự án nhằm phát triển các giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng, tăng cường sức khỏe đất và giảm phát thải trong canh tác lúa.

Nữ tỷ phú cá tra ở vùng đất Đồng Tháp Mười

Đồng Tháp Vượt qua khó khăn, bà Nguyễn Thị Lý trở thành tỷ phú nhờ liên kết doanh nghiệp và nguồn vốn hỗ trợ ngân hàng, xây dựng quy trình nuôi cá tra xuất khẩu.

Không để người làm rừng thiệt thòi ngay từ trong chính sách

TS Hà Công Tuấn cho rằng, chính sách khoán đất lâm nghiệp nên chuyển từ mục tiêu an sinh sang phát triển kinh tế, khắc phục sự chồng chéo, nâng cao hiệu quả quản lý.