| Hotline: 0983.970.780

Đẩy nhanh tiến độ công trình thủy lợi trước mùa khô

Thứ Ba 10/08/2021 , 18:55 (GMT+7)

Sóc Trăng Giữa mùa mưa, tỉnh Sóc Trăng chạy nước rút trên các công trình thủy lợi, trữ ngọt để sớm đối phó hạn mặn trước khi vào vụ đông xuân 2021-2022.

Công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trước mùa hạn-mặn ở Sóc Trăng. Ảnh: HĐ.

Công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trước mùa hạn-mặn ở Sóc Trăng. Ảnh: HĐ.

Sóc Trăng là một trong những tỉnh ven biển vùng ĐBSCL chịu ảnh hưởng sớm bởi diễn biến thời tiết thất thường và biến đổi khí hậu (BĐKH). Đặc biệt trong những năm gần đây mùa hạn mặn thường đến sớm, tác động mạnh đến đời sống và sinh hoạt của người dân. Các hoạt động sản xuất nông nghiệp, thời vụ, vật nuôi, cây trồng đang được chính quyền và người dân nhanh chóng chuyển đổi, tìm cách thích ứng.

Năm nay để kịp thời yểm trợ quá trình chuyển đổi, từ đầu năm đến nay tỉnh Sóc Trăng triển khai thi công nhiều công trình thủy lợi trọng yếu, trong đó chú trọng giải pháp trữ ngọt ngay từ giữa mùa mưa.

Sau khi kết thúc vụ lúa đông xuân (ĐX) năm 2020-2021, tỉnh Sóc Trăng triển khai nhiều công trình thủy lợi phục vụ sản xuất vụ ĐX nằm 2020-2021 trước cho mùa khô hạn đầu năm 2021. Các công trình duy tu, sửa chữa cống, đập, nạo vét kênh được phân bổ kinh phí 143 tỷ đồng từ nguồn của tỉnh, thủy lợi phí. Bên cạnh đó, một số công trình thủy lợi của tỉnh triển khai từ nguồn vốn 150 tỷ đồng Chính phủ hỗ trợ địa phương chống hạn.

Ông Phạm Tấn Đạo, Chi Cục trưởng Chi cục Thủy lợi Sóc Trăng cho biết: Tiến độ thi công các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đến nay đạt trên 70-80% khối lượng. Hiện nay vào giữa mùa mưa, ảnh hưởng tình hình dịch bệnh Covid-19 thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 19 trên địa bàn tỉnh nên lực lượng công nhân đưa phương tiện cơ giới ra vào công trường gặp trở ngại. Tiến độ thi công có phần nào bị ảnh hưởng, chậm lại. Tuy nhiên, Ban quản lý các công trình thủy lợi cho biết sẽ cố gắng đảm bảo sẽ hoàn thành kịp thời, nhất là bảo vệ lúa vụ ĐX trước khi vào mùa khô hạn.

Thi công nạo vét kênh nội đồng trước mùa khô hạn. Ảnh: HĐ.

Thi công nạo vét kênh nội đồng trước mùa khô hạn. Ảnh: HĐ.

Cũng theo Chi cục Thủy lợi Sóc Trăng, qua cập nhật thường xuyên thông tin dự báo từ Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, nước đầu nguồn trên sông Mekong đang lên. Tuy nhiên tình hình lưu lượng nước đầu nguồn còn phụ thuộc nhiều vào tình hình trữ nước của các hồ chứa và mưa nhiều hay ít trong lưu vực. Do vậy ở tỉnh Sóc Trăng nằm cuối dòng sông Hậu phải chủ động các biện pháp tích trữ nước, “phòng thủ” trước khi mùa khô đến.

PGS TS Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu ĐBSCL (Đại học Cần Thơ), cho rằng: Việc trữ nước qui mô quá lớn, hồ nước lớn, chi phí đầu tư lớn hoặc trữ nước trong kênh rạch sẽ khó quản lý nước, thời gian trữ nước không được lâu, do nước bốc hơi và quá trình thẩm thấu, rút nước rất nhanh. 

Mùa khô năm 2020, hệ thống kênh trong dự án Long Phú - Tiếp Nhựt có khả năng trữ nước trong mùa khô được 15-20 ngày. Công trình nạo vét các tuyến kênh cấp 3 đến kênh cấp 2, kênh cấp 1 đến kênh tạo nguồn của dự án này hy vọng sẽ nâng cao khả năng trữ nước dài ngày hơn trong mùa khô 2021. Bên cạnh đó, cùng với các giải pháp điều chuyển lịch thời vụ, xuống giống lúa vụ ĐX sớm, né hạn mặn đến sớm, để có thể thu hoạch đảm bảo an toàn trước tết năm 2022.

Theo dự báo của các cơ quan chuyên môn, biến đổi khí hậu (BĐKH), nước biển dâng đang dần hiện hữu. ĐBSCL là một trong các vùng đồng bằng chịu ảnh hưởng BĐKH nặng nề nhất trên thế giới. Cùng với những tác động từ nguồn nước sông Mekong, mùa khô hạn, xâm nhập mặn ở khu vực hạ lưu sông sông Cửu Long sẽ đến sớm hơn ở các tỉnh ven viển vùng ĐBSCL.

Qua mùa khô hạn năm 2019-2020, Viện nghiên cứu Biến đổi khí hậu ĐBSCL đã đưa ra giải pháp và đề xuất các địa phương, nông dân có thể vận dụng các mô hình trữ nước phân tán, qui mô nhỏ, dễ làm, phù hợp năng lực đầu tư.

Thực tế đã có nhiều mô hình trữ nước qui mô nhỏ như tấm bạt lót trải dưới lòng kênh, trong mương vườn. Dùng túi trữ nước từ 10-30 m3/túi hoặc túi nhỏ trữ được 7 m3, giá bán tại các chợ trong vùng từ 3-5 triệu đồng/túi. Hộ nông dân có thể dễ dàng lắp đặt tại nhà, trong vườn, sử dụng hiệu quả trong mùa khô.

Xem thêm
Kiến nghị Bộ Tài chính thống nhất cách tính thuế VAT với thức ăn chăn nuôi

Các hội và hiệp hội vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, đề nghị áp dụng thống nhất quy định về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Chống dịch tả lợn Châu Phi: Chính sách đã đủ, chỉ thiếu sự quyết liệt

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến khẳng định, tại Hội nghị Phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi và công tác kiểm soát giết mổ động vật sáng 23/7.

Nhãn chín sớm giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi chính vụ

HƯNG YÊN Tự chọn lọc được giống nhãn chín sớm hơn trà chính vụ khoảng 1 tháng, ông Đỗ bán được nhãn quả với giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi nhãn chính vụ.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Điểm sáng nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.

Bình luận mới nhất