| Hotline: 0983.970.780

Cơ hội mắc ca

Thứ Năm 07/08/2014 , 09:09 (GMT+7)

Chính phủ đã ban hành chính sách riêng cho cây mắc ca, các tỉnh cũng đang tái cơ cấu ngành nông nghiệp... sẽ tạo điều kiện để người dân và DN có cơ hội tiếp cận cây trồng này.

"Thị trường mắc ca trên thế giới rất rộng mở, sẽ tạo thuận lợi cho việc phát triển loại cây này. Nếu phát huy tốt mọi nguồn lực thì mắc ca sẽ là cây mũi nhọn, cho thu nhập cao, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn", ông Nguyễn Trí Ngọc (ảnh), Viện trưởng Viện Nghiên cứu & phát triển công nghệ nông lâm nghiệp Thành Tây, nguyên Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết.

ong-nghuyen-tri-ngoc0953303

Theo ông Ngọc, Chính phủ đã ban hành chính sách riêng cho cây mắc ca, các tỉnh cũng đang tái cơ cấu ngành nông nghiệp... sẽ tạo điều kiện để người dân và DN có cơ hội tiếp cận cây trồng này. Vấn đề là chúng ta phải tổ chức SX như thế nào để tạo ra sự đột phá với những sản phẩm mắc ca được thị trường chấp nhận.

Cụ thể, mắc ca có vị trí như thế nào trong quy hoạch cây trồng, thưa ông?

Chúng ta đều biết các công nghiệp truyền thống của VN là cà phê, cao su, hồ tiêu, riêng vùng Tây Bắc hầu như chưa có sản phẩm gì mang tính chất hàng hóa tập trung.

Nếu cây mắc ca phát triển với diện tích hàng trăm ngàn ha ở Tây Nguyên và Tây Bắc sẽ hình thành bản đồ sử dụng đất khác hẳn, kéo theo sự phát triển của công nghiệp chế biến và thương mại sản phẩm đa dạng của mắc ca.

Chính vì sản phẩm đa dạng mà mắc ca không bị bó hẹp như cà phê. Nhân hạt mắc ca có thể chế biến thành nhiều sản phẩm của ngành hàng khác nhau như thực phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng…

VN có cơ hội gì từ xu thế tiêu dùng mắc ca của thế giới?

Quá trình phát triển ngành công nghiệp mắc ca của thế giới đã có lịch sử hàng trăm năm, nhưng đến nay tổng diện tích trồng cây mắc ca mới chỉ đạt 80.000 ha, trong khi nguồn cung mới chỉ đáp ứng 25 - 30% nhu cầu. Nguyên nhân do quỹ đất phù hợp yêu cầu sinh thái của cây mắc ca có thể ra hoa kết quả tốt bị hạn chế. 

VN lại có lợi thế về điều kiện tự nhiên, cho nên kỳ vọng phát triển khoảng 200.000 ha mắc ca là hoàn toàn có cơ sở để đáp ứng thị trường tiêu dùng trong và ngoài nước. VN hướng tới nước phát triển và trước ngưỡng dân số 100 triệu người thì nhu cầu sử dụng sản phẩm cao cấp như mắc ca là rất triển vọng.

Theo ông, giải pháp nào để phát triển mắc ca bền vững?

Giải pháp hữu hiệu nhất là SX phải có bài bản, căn cơ, tránh tình trạng chạy theo phong trào, không tính toán khoa học. Vận dụng các chính sách hiện có và đề xuất, chỉnh sửa, bổ sung chính sách mới nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho việc phát triển mắc ca.

Đẩy mạnh giao đất trồng mắc ca bằng nguồn hỗ trợ của các dự án trong và ngoài nước. Xây dựng chính sách đặc thù về phát triển cây mắc ca như hỗ trợ cây giống, khuyến nông - khuyến lâm...

Tận dụng nguồn lao động đang SX cây khác, vì mùa chăm sóc, thu hoạch mắc ca ít trùng với mùa vụ thu hoạch cây công nghiệp (chủ yếu là cà phê). Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ các cấp, đặc biệt là cấp xã và những hộ dân, DN trực tiếp tham gia phát triển cây mắc ca.

Nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm, đa dạng sản phẩm sau chế biến, sản phẩm đáp ứng được yêu cầu về chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế để dễ dàng tiêu thụ. Tăng cường thông tin về thị trường, giá cả để người SX nắm bắt kịp thời, xác định được kế hoạch SX, tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng yêu cầu thị trường.

Liên doanh và ký kết hợp đồng tiêu thụ nhân mắc ca ở những cơ sở chế biến bánh kẹo, dầu giúp người tiêu dùng trong nước làm quen với sản phẩm và từng bước định hướng và chiếm lĩnh thị trường nội địa. Thực hiện bảo hiểm nông nghiệp đối với công tác phát triển cây mắc ca, phòng tránh rủi do do thiên tai và biến động của thị trường.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Kiến nghị Bộ Tài chính thống nhất cách tính thuế VAT với thức ăn chăn nuôi

Các hội và hiệp hội vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, đề nghị áp dụng thống nhất quy định về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Xác heo nghi nhiễm dịch tả lợn Châu Phi vứt bỏ ven đường

GIA LAI Xác heo nghi nhiễm dịch tả lợn Châu Phi bị vứt bỏ ven đường tại xã Gào (tỉnh Gia Lai) gây ô nhiễm môi trường và lo ngại lây lan dịch bệnh.

Xã vùng biên thay da đổi thịt nhờ cây mắc ca

LÂM ĐỒNG Cây mắc ca mang lại thu nhập cao, giúp hàng trăm hộ dân ở xã vùng biên Quảng Trực, tỉnh Lâm Đồng từng bước ổn định sinh kế, thoát nghèo.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Trồng rừng bền vững, gặt lợi đa tầng

Vĩnh Long Với người dân, rừng không chỉ là 'lá chắn' gió biển, mà còn là sinh kế thiết thân của những phận đời miệt biển.

Đọc nhiều nhất

Bình luận mới nhất