Theo quyết định nói trên, di sản được ghi nhận thuộc loại hình Tiếng nói, chữ viết, hiện đang được cộng đồng dân tộc Thái sử dụng tại nhiều địa phương ở tỉnh Nghệ An gồm: thị xã Thái Hòa, các huyện Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Tân Kỳ, Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn (cũ). Việc công nhận này nhằm góp phần bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với đời sống sinh hoạt của đồng bào Thái trên địa bàn tỉnh.

Chữ Thái Nghệ An được công nhân là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ảnh: Đình Tuân.
Quyết định này cũng giao Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An và các cơ quan liên quan được giao trách nhiệm quản lý, xây dựng kế hoạch bảo tồn, truyền dạy chữ Thái Nghệ An theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
Việc ghi danh chữ Thái Nghệ An vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái, bên cạnh các di sản đã được vinh danh trước đó như lễ hội Xăng Khan, nghề dệt thổ cẩm truyền thống.
Đây là niềm tự hào to lớn của đồng bào dân tộc Thái ở Nghệ An nói riêng và nhân dân tỉnh Nghệ An nói chung trong công cuộc giữ gìn, tôn vinh giá trị văn hóa các dân tộc.