| Hotline: 0983.970.780

'Chịu chi' cho thủy lợi để sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Thứ Tư 22/11/2023 , 06:00 (GMT+7)

Nhờ hoàn thiện hệ thống thủy lợi, Thái Nguyên đã phát triển nhiều mô hình sản xuất theo hướng hàng hóa; các cánh đồng sản xuất tập trung, sản xuất một giống được hình thành.

Thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên chú trọng đầu tư xây dựng, kiên cố hóa hệ thống công trình thủy lợi để chủ động được nguồn nước tưới, đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Phạm Hiếu.

Thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên chú trọng đầu tư xây dựng, kiên cố hóa hệ thống công trình thủy lợi để chủ động được nguồn nước tưới, đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Phạm Hiếu.

Nâng cấp hệ thống thủy lợi, đảm bảo nước tưới

Thời gian qua, bên cạnh hỗ trợ người dân về giống, khoa học - kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi, tỉnh Thái Nguyên còn chú trọng đầu tư xây dựng, kiên cố hóa hệ thống công trình thuỷ lợi để chủ động nguồn nước tưới, đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất nông nghiệp.

Theo người dân xã Thanh Ninh, huyện Phú Bình, trước đây, xã được đầu tư xây dựng trạm bơm Đồi Thông. Tuy nhiên, do sử dụng đã lâu, máy bơm bị hỏng, người dân địa phương phải dùng máy bơm của gia đình để bơm nước suối lên, dẫn nước vào đồng ruộng. Việc đồng áng vốn vất vả lại càng thêm khó khăn.

“Từ năm 2022, được sự quan tâm của chính quyền, xã đã xây dựng trạm bơm với hệ thống mương tưới nước kiên cố, qua đó đáp ứng tốt nhu cầu dẫn nước tưới vào đồng ruộng của bà con. Trên cánh đồng 10ha, cây lúa phát triển xanh tốt nên người dân rất phấn khởi và yên tâm sản xuất”, ông Nguyễn Văn Huyên (xã Thanh Ninh, huyện Phú Bình) chia sẻ.

Nạo vét kênh mương, nâng cấp hạ tầng hệ thống thủy lợi tại huyện Phú Bình. Ảnh: Phạm Hiếu.

Nạo vét kênh mương, nâng cấp hạ tầng hệ thống thủy lợi tại huyện Phú Bình. Ảnh: Phạm Hiếu.

Để đảm bảo nguồn nước tưới phục vụ sản xuất vụ xuân năm 2024, các đơn vị, địa phương trong tỉnh Thái Nguyên đã và đang chủ động tích trữ, giữ nước tại các công trình thủy lợi. Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, đến nay, trữ lượng nước tại các hồ, đập thủy lợi trên địa bàn tỉnh cơ bản đủ để phục vụ sản xuất vụ đông và vụ xuân sắp tới.

Kể từ khi đập dâng thủy lợi Nam Hương tại xã Thanh Ninh, huyện Phú Bình được đầu tư xây dựng mới vào năm 2022, việc lấy nước phục vụ sản xuất cho 50 ha lúa của người dân 6 xóm thuộc xã Thanh Ninh và Lương Phú thuận lợi hơn. Thời điểm hiện tại, mặc dù bà con chưa thu hoạch lúa mùa xong nhưng nước ở đập Nam Hương đã được Trạm khai thác thủy lợi Phú Bình (thuộc Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Thái Nguyên) tích trữ đủ để phục vụ sản xuất vụ xuân sắp tới.

Trữ lượng nước ở các hồ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đạt từ 60 - 100% dung tích thiết kế, cơ bản đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất trong thời gian tới. Ảnh: Phạm Hiếu.

Trữ lượng nước ở các hồ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đạt từ 60 - 100% dung tích thiết kế, cơ bản đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất trong thời gian tới. Ảnh: Phạm Hiếu.

Tại xã Úc Kỳ, huyện Phú Bình, những năm qua, được sự quan tâm của các cấp, ngành, địa phương đã được đầu tư, cứng hoá gần như toàn bộ 18km kênh mương, cơ bản đáp ứng nước tưới cho 250ha lúa.

“Năm 2021, khi Nhà nước xây dựng tuyến mương mới bằng bê tông, tôi không còn phải sử dụng máy bơm, nước có thể chảy trực tiếp vào cánh đồng. Nhờ đó, cây lúa phát triển tốt, không lo thiếu nước tưới vào mùa khô”, ông Dương Văn Hùng, một người dân địa phương phấn khởi cho hay.

Cùng với đập Nam Hương, giai đoạn 2021 - 2023, Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Thái Nguyên đã đầu tư sửa chữa, nâng cấp, xây mới 11 công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Phú Bình. Hiện nay, Công ty giao Trạm khai thác thủy lợi Phú Bình quản lý 16 hồ, 2 đập dâng và gần 30km kênh mương. Các công trình của Trạm phục vụ nước sản xuất cho trên 3.500ha lúa và 700ha cây trồng vụ đông của 15 xã, thị trấn trên địa bàn.

Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp quy mô hàng hóa

Theo Phòng NN-PTNT huyện Phú Bình, hiện nay, các công trình thuỷ lợi trên địa bàn cơ bản đáp ứng tốt nhu cầu nước tưới, phục vụ sản xuất nông nghiệp của bà con. Nhờ đó, địa phương đã phát triển nhiều mô hình sản xuất, tăng dần về quy mô, số lượng theo hướng hàng hoá; các cánh đồng lúa sản xuất tập trung, sản xuất một giống được hình thành…

Từ năm 2021, huyện Phú Bình đầu tư trên 27 tỷ đồng xây mới, sửa chữa và nâng cấp công trình thủy lợi. Ảnh: Phạm Hiếu.

Từ năm 2021, huyện Phú Bình đầu tư trên 27 tỷ đồng xây mới, sửa chữa và nâng cấp công trình thủy lợi. Ảnh: Phạm Hiếu.

Phú Bình hiện có 106 hồ, đập, 38 trạm bơm và trên 610km kênh mương. Từ năm 2021 đến nay, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của tỉnh, huyện cũng đầu tư trên 27 tỷ đồng xây mới, sửa chữa và nâng cấp công trình thuỷ lợi tại các xã, thị trấn, đáp ứng tốt nhu cầu nước tưới cho trên 12.000ha lúa.

Được giao quản lý 200 công trình thủy lợi (90 hồ chứa nước, 103 đập dâng, 7 trạm bơm) và 248km kênh mương các loại, phục vụ nước tưới cho trên 16.000ha lúa, thời gian qua, Công ty TNHH Một thành viên Khai thác Thủy lợi Thái Nguyên đã chủ động tích trữ, giữ nước tại các hồ chứa. Tính chung trong toàn tỉnh, trung bình lượng nước tại các hồ chứa hiện đạt 60 - 80% dung tích.

Ngoài việc thường xuyên kiểm tra, duy tu, sửa chữa các công trình thủy lợi, Công ty còn xây dựng phương án điều tiết nước tại các hồ, đập dâng sau mùa mưa nhằm vừa đảm bảo dung tích phòng lũ, vừa đảm bảo dung tích trữ nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Với nguồn nước hiện có cùng với tình hình mưa như hiện tại, Công ty dự kiến có thể đảm bảo cung cấp đủ nước cho vụ đông năm nay và vụ xuân năm 2024.

Xem thêm
Kiến nghị Bộ Tài chính thống nhất cách tính thuế VAT với thức ăn chăn nuôi

Các hội và hiệp hội vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, đề nghị áp dụng thống nhất quy định về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Bị xử phạt 5,5 triệu đồng do vứt xác lợn chết ra môi trường

TUYÊN QUANG Từ 19 đến 22/7, tỉnh Tuyên Quang buộc phải tiêu hủy 5.481 con lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi tại 376 hộ thuộc 114 thôn, 22 xã, với tổng trọng lượng hơn 304 tấn.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Chứng nhận MarinTrust: Cánh cửa giúp bột cá Việt vượt rào cản IUU

TP.HCM Sáng 24/7, Chi hội Bột cá, dầu cá Bà Rịa - Vũng Tàu và Phân viện Nghiên cứu Hải sản phía Nam tổ chức tập huấn chứng nhận MarinTrust và thực hành IUU.

Trồng rừng bền vững, gặt lợi đa tầng

Vĩnh Long Với người dân, rừng không chỉ là 'lá chắn' gió biển, mà còn là sinh kế thiết thân của những phận đời miệt biển.

Bình luận mới nhất