| Hotline: 0983.970.780

Chè Võ Nhai kề vai cùng chè Thái

Thứ Tư 14/12/2022 , 10:59 (GMT+7)

Nỗ lực chuyển đổi, cải tạo đã đưa sản phẩm chè của huyện vùng cao Võ Nhai gia nhập vào ngôi nhà chung của chè xứ Thái.

Niềm vui xứ chè

Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) vừa cấp Văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu chứng nhận “Chè Võ Nhai”.

Văn bằng bảo hộ chứng nhận giúp sản phẩm Chè Võ Nhai bay cao, bay xa, sánh ngang với các thương hiệu chè chất lượng của Thái Nguyên. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Văn bằng bảo hộ chứng nhận giúp sản phẩm Chè Võ Nhai bay cao, bay xa, sánh ngang với các thương hiệu chè chất lượng của Thái Nguyên. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Ông Nguyễn Mạnh Tuấn (Phó phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Võ Nhai) cho biết, huyện Võ Nhai đang có trên 1.300ha chè, sản lượng đạt trên 13.700 tấn mỗi năm. Những năm gần đây, việc chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu giống, phương thức tổ chức sản xuất đã giúp cho chất lượng của chè ở huyện vùng cao Võ Nhai tiệm cận rồi nagng hàng với những sản phẩm chè nổi tiếng của Thái Nguyên. Năm 2021, địa phương đã có 4 sản phẩm Trà đạt sản phẩm OCOP 3 sao, đó là: trà móc câu Đại Tiến, trà Đại Tiến, trà móc câu Liên Minh và trà móc câu Tràng Xá.

Tuy sản xuất được sản lượng lớn hàng năm, một số sản phẩm Trà đã gây được tiếng vang nhưng do chưa được bảo hộ nên các cá nhân, đơn vị sản xuất, kinh doanh chè gặp không ít khó khăn trong quảng bá thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm. Người dân phải chấp nhận để thương lái mua chè Võ Nhai có chất lượng tốt nhưng giá thấp hơn thị trường. Nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cũng như danh tiếng, uy tín của sản phẩm chè địa phương, thời gian qua UBND huyện Võ Nhai đã làm đơn đăng ký nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm “Chè Võ Nhai”.

Theo đó, bản đồ quy hoạch vùng sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận , thiết kế mẫu nhãn hiệu, tổ chức hội thảo xây dựng và bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận, xây dựng quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận … Vừa mới đây, nhãn hiệu chứng nhận “Chè Võ Nhai” đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ. Có thể thấy, đây không chỉ là tin vui đối với người dân trồng và chế biến chè trên địa bàn huyện Võ Nhai mà còn là tin vui với Ngành chè cả tỉnh Thái Nguyên.

Phát huy

Chị Hoàng Thị Hải (Giám đốc Hợp tác xã Nông sản an toàn Liên Minh, xã Liên Minh, huyện Võ Nhai) cho biết, với sản lượng lớn, mỗi ngày, HTX  làm ra bình quân trên 4 tạ chè khô. Mặc dù luôn nỗ lực sản xuất ra các sản phẩm chè đảm bảo uy tín, chất lượng, nhưng do chưa được bảo hộ nhãn hiệu nên việc quảng bá sản phẩm gặp khó khăn. Chính vì vậy mà việc tiêu thụ hạn chế, chủ yếu là khách truyền thống, nên khi biết Chè Võ Nhai được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận chúng tôi rất phấn khởi.

Bà Hoàng Thị Nhài (xóm Thành Tiến, xã Tràng Xá - một thành viên của HTX Nông nghiệp sạch Tràng Xá)  cho biết, gia đình bà trồng chè đã được gần 20 năm nay. Trải qua bao thăng trầm cùng cây chè, bà luôn ý thức muốn sản xuất chè mang tính chất hàng hóa thì sản phẩm tiêu thụ ra thị trường phải có thương hiệu. Vì vậy, cùng với việc chủ động chuyển đổi, cải tạo đồi chè, chúng tôi đang thực hiện sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.

Nhiệm vụ và cũng là đòi hỏi đối với người làm chè trên địa bàn bây giờ là làm thế nào để gìn giữ, phát huy tốt hơn nữa giá trị của văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. Chỉ như vậy, chứng nhận mới có ý nghĩa làm thay đổi nhận thức, chuyển đổi hành vi sản xuất và tác động tích cực đến thu nhập cho bà con.

Ông Dương Văn Toản (Phó Chủ tịch UBND huyện Võ Nhai) nhận định, chè Võ Nhai được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận là một bước tiến mới, khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của cây chè trên địa bàn huyện. Để giữ vững thương hiệu chè, thời gian tới địa phương sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng, các sàn thương mại điện tử. Đồng thời, địa phương cũng sẽ triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình hỗ trợ phát triển cây chè trên địa bàn huyện.

Võ Nhai sẽ tiếp tục thực hiện hỗ trợ Dự án phát triển cây chè thuộc Đề án phát triển nông, lâm nghiệp huyện Võ Nhai giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Ông Hà Trọng Tuấn (Giám đốc Trung tâm khuyến nông tỉnh Thái Nguyên) cho biết, cùng với địa phương, Trung tâm sẽ ưu tiên các dự án phát triển chè theo chuỗi liên kết thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025... trong đó tập trung hỗ trợ tập huấn về chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ điểm tưới tiết kiệm, máy móc, phân bón hữu cơ vi sinh, chứng nhận VietGAP, bao bì, nhãn mác nhằm nâng cao sản lượng cũng như chất lượng sản phẩm chè Võ Nhai.

Xem thêm
Thịt lợn ế ẩm chưa từng có

QUẢNG NGÃI Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng ở Quảng Ngãi, gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi. Các tiểu thương bán thịt lợn cũng rơi vào cảnh ế ẩm chưa từng có.

Bị xử phạt 5,5 triệu đồng do vứt xác lợn chết ra môi trường

TUYÊN QUANG Từ 19 đến 22/7, tỉnh Tuyên Quang buộc phải tiêu hủy 5.481 con lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi tại 376 hộ thuộc 114 thôn, 22 xã, với tổng trọng lượng hơn 304 tấn.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Thiếu dữ liệu, nông hộ cà phê khó đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Hàng trăm tàu cá bị kiểm tra, xử lý trên vịnh Bắc Bộ

HẢI PHÒNG Từ đầu năm 2025 đến nay, Chi cục Kiểm ngư Vùng I đã tuần tra 80 ngày trên biển, kiểm tra 187 tàu cá, xử lý hàng chục trường hợp vi phạm.

Cần Thơ trồng 5 ha rừng ngập mặn trên đất bãi bồi ven biển

Trồng và bảo vệ rừng hiện không còn là nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và môi trường mà trở thành trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất