| Hotline: 0983.970.780

Chế biến nâng cao giá trị cho nông sản vùng cao

Thứ Hai 31/05/2021 , 15:41 (GMT+7)

Ngày 31/5, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh cùng đoàn công tác đã thị sát vùng nguyên liệu và nơi chế biến nông sản tại 2 huyện vùng cao Lào Cai.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh thăm nhà máy chế biến dứa đầu tiên tại xã Lùng Vai (huyện Mường Khương, Lào Cai). Ảnh: H.Đ.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh thăm nhà máy chế biến dứa đầu tiên tại xã Lùng Vai (huyện Mường Khương, Lào Cai). Ảnh: H.Đ.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh ghi nhận và đánh giá cao tỉnh Lào Cai kêu gọi được nhà đầu tư tư nhân chỉ trong 6 tháng đã xây dựng nhà máy chế biến nông sản đầu tiên tại huyện nghèo Mường Khương. Qua đó, giải quyết đầu ra cho vùng nguyên liệu dứa lớn nhất tỉnh, đồng thời đưa sản phẩm nông sản của Lào Cai xuất khẩu sang Châu Âu.

Nhà máy mới hoạt động, công nhân, người lao động chủ yếu là người đồng bào dân tộc thiểu số nhưng đã có tác phong công nghiệp, có tay nghề giúp nhà máy hoạt động hiệu quả, quy củ. Nhà đầu tư cũng lựa chọn được dòng sản phẩm đúng đáp ứng thị trường chủ yếu là Châu Âu.

Tại huyện Mường Khương, cây dứa, chuối phát triển rất sớm, vì vậy khi nhà máy chế biến đặt tại đây có sẵn vùng nguyên liệu, còn bà con thì có nơi tiêu thụ sản phẩm ổn định, chất lượng...

Ông Nguyễn Quốc Toản - Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT) cho biết, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn ra phức tạp, kể cả các khu vực thị trường quốc tế lẫn tình hình tiêu thụ trong nước, thực hiện chủ trương của Thủ tướng Chính phủ cũng như của ngành nông nghiệp, chúng ta đang nâng cao năng lực của các nhà máy chế biến, trong đó đặc biệt nhà máy sản xuất chế biến sản phẩm trồng trọt vì tính chất mùa vụ rất lớn.

Ví dụ ở huyện Mường Khương (Lào Cai) có tổ hợp rất lớn vừa khánh thành với vùng trồng khoảng 1.200ha để đưa vào một lượng sản xuất các sản phẩm chế biến đồ hộp, đáp ứng ngay được nhu cầu của các nước Châu Âu theo nhu cầu hiệp định thương mại tự do thế hệ mới vừa ký kết.

Đặc biệt, tại tổ hợp ở huyện Mường Khương có khoảng 5 container một ngày được xuất đi. Do đó, năng suất, năng lực đòi hỏi rất lớn.

Ông Toản cho rằng, các địa phương trọng điểm sản xuất không những chú trọng vùng nguyên liệu mà còn chú trọng việc làm ra sản phẩm sau chế biến vừa nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm, chuẩn bị nguồn hàng đón đầu hậu dịch Covid-19, giải quyết được sản phẩm tính chất mùa vụ, đặc biệt trong bối cảnh Covid-19 tác động trực tiếp vào logistics hay chuỗi cung ứng.

Đây là một hành động thiết thực bám sát chủ trương của Chính phủ, đó là không ngừng giải quyết khó khăn vướng mắc nhưng sáng tạo tập trung những khâu nút thắt của tái cơ cấu nông nghiệp.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh thăm HTX chè Mường Khương. Ảnh: H.Đ

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh thăm HTX chè Mường Khương. Ảnh: H.Đ

Chiều cùng ngày, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cùng đoàn công tác thăm Trại Nghiên cứu và Sản xuất rau quả Bắc Hà (huyện Bắc Hà, Lào Cai), đồng thời thị sát vùng trồng mận tam hoa và dược liệu của huyện vùng cao này.

Tại các huyện vùng cao ở Lào Cai, đặc biệt là Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương rất phù hợp với việc trồng cây ăn quả ôn đới. Bởi tại những khu vực này có điều kiện đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp cho cây ăn quả ôn đới sinh trưởng phát triển. Trình độ dân trí của người dân ở những vùng này cũng thích ứng với nghề trồng cây ăn quả ôn đới khá cao.

Ông Nguyễn Bá Thế - Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh Lào Cai cho biết, phát triển cây ăn quả ôn đới ở Lào Cai cần áp dụng khoa học kỹ thuật trồng trọt như bón phân, cắt tỉa cành, tỉa định quả...

Qua đó nâng cao năng suất chất lượng quả ôn đới, phục vụ công tác thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch và cung ứng ra thị trường, đảm bảo chất lượng, hương vị đặc trưng của từng loại giống.

  • Tags:
Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.