| Hotline: 0983.970.780

Cá măng: Giống nuôi mới

Thứ Ba 18/11/2008 , 08:00 (GMT+7)

Cá măng là một trong những loài cá biển nuôi truyền thống rất quan trọng ở các nước Đông Nam Á...

Cá măng là một trong những loài cá biển nuôi truyền thống rất quan trọng ở các nước Đông Nam Á  và một số nước ven biển Thái Bình Dương, Trung Mỹ… Cá măng có tên khoa học là Chanos chanos  (Forskal, 1775) là loài duy nhất trong họ Chanidae, loài này có tốc độ sinh trưởng nhanh, dễ nuôi, ít bị bệnh, chi phí đầu tư không cao, phù hợp với nông dân vùng nông thôn ven biển ít vốn.

Đây là loại cá biển được xếp vào hàng những loài cá quý, thịt thơm ngon, được người tiêu dùng ưa thích có giá trị xuất khẩu cao. Ở Việt Nam cá măng phân bố tự nhiên nhiều ở các tỉnh ven biển miền Trung như: Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa, người ta đã khai thác nguồn giống tự nhiên để nuôi nên chưa phổ biến. Thức ăn chủ yếu của cá măng là các phiêu sinh vật, mùn bã hữu cơ, tảo, rong câu.

Cá măng là đối tượng sống trong các ao đầm nước lợ, có khả năng nuôi quảng canh với mật độ từ 1.500-3.000 con/ha, nuôi bán thâm canh với mật độ nuôi 8.000 con/ha và nuôi thâm canh với mật độ 20.000 con/ha. Đặc biệt chúng có thể nuôi ghép trong các ao nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh để làm sạch môi trường và giảm rủi ro về bệnh cho tôm nuôi; chúng sống và sinh trưởng tốt ở điều kiện nhiệt độ 25- 35oC, độ mặn 29 – 34%o.

Cá măng trưởng thành có chiều dài 50–150 cm, trọng lượng 5-18 kg, cá có thể sống đến 20 năm. Mùa vụ sinh sản của cá măng bố mẹ thường đẻ vào thời kỳ trăng tròn và trăng non, vào lúc nửa đêm. Mỗi năm cá có thể đẻ 3-4 lần, cá có trọng lượng 3-14 kg có thể đẻ 0,5-6 triệu trứng/cá thể.

Trên thị trường cá măng thành phẩm có giá dao động từ 20-25 triệu đồng/tấn, cá măng giống có giá khoảng 1.000-2.000 đồng/con. Để từng bước chủ động tạo ra nguồn cá giống lớn, đưa loài cá này trở thành đối tượng nuôi kinh tế cho các vùng nước ven bờ và nuôi lồng bè trên biển, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 – Trường Đại học Nha Trang với sự giúp đỡ của chuyên gia Philippines đã tiến hành cho sinh sản nhân tạo thành công giống cá măng biển, và đang tiếp tục nghiên cứu công nghệ ương giống và công nghệ nuôi nuôi cá măng biển thương phẩm để hoàn thành quy trình sản xuất.

Dự kiến đến tháng 6/2009 sẽ hoàn thành và đưa vào sản xuất đại trà nhằm đáp ứng chủ trương của Bộ Nông nghiệp& PTNT là từng bước đa dạng hóa đối tượng nuôi biển, chuyển dịch cơ cấu ngành nuôi trồng thủy sản, phấn đấu năm 2010 đạt sản lượng về nuôi cá biển là 200.000 tấn.

Xem thêm
Thịt vịt suối xóm Nhàng da vàng như da gà

'Dù có bị bịt mắt nhưng em vẫn nhận ra được miếng thịt vịt suối xóm Nhàng, xã Kim Thượng', Hà Thị Yến, Chủ tịch UBND xã Xuân Sơn, người gốc Kim Thượng khẳng định.

Không để việc sắp xếp bộ máy ảnh hưởng đến phòng, chống dịch bệnh

HÀ TĨNH Đó là một trong những chỉ đạo mới nhất của UBND tỉnh Hà Tĩnh nhằm khống chế dịch tả lợn Châu Phi và một số dịch bệnh đang xảy ra trên đàn vật nuôi.

Người nuôi thủy sản chưa yên tâm về chất lượng giống

HẢI DƯƠNG Vùng Đồng bằng sông Hồng có tiềm năng lớn phát triển nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, việc không chủ động được nguồn giống chất lượng là rào cản khai thác thế mạnh này.

Đắk Nông chuyển đổi cơ cấu cây trồng để chống hạn

ĐẮK NÔNG Trước tình trạng nắng hạn ngày càng gay gắt, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông chủ động định hướng người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Khởi động dự án áp dụng giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng

CẦN THƠ Dự án nhằm phát triển các giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng, tăng cường sức khỏe đất và giảm phát thải trong canh tác lúa.

Nữ tỷ phú cá tra ở vùng đất Đồng Tháp Mười

Đồng Tháp Vượt qua khó khăn, bà Nguyễn Thị Lý trở thành tỷ phú nhờ liên kết doanh nghiệp và nguồn vốn hỗ trợ ngân hàng, xây dựng quy trình nuôi cá tra xuất khẩu.

Diễn tập phòng cháy chữa cháy rừng tại Vườn quốc gia Bạch Mã

HUẾ Việc diễn tập nhằm nâng cao tính chủ động, sẵn sàng trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) tại Vườn quốc gia Bạch Mã trong thời gian tới.