| Hotline: 0983.970.780

Bình Định lo rừng đặc dụng An Toàn bị xâm lấn

Thứ Hai 23/10/2023 , 06:29 (GMT+7)

Trước hiện tượng rừng đặc dụng An Toàn tại huyện An Lão có nhà dân và đất sản xuất, lãnh đạo tỉnh Bình Định đề nghị các ngành chức năng kiểm tra, xử lý…

Khu Bảo tồn thiên nhiên An Toàn có diện tích tự nhiên khoảng 22.450 ha nằm trọn trên địa bàn xã vùng cao An Toàn (huyện An Lão, Bình Định). Trong Khu Bảo tồn thiên nhiên An Toàn đã ghi nhận có 739 loài thực vật thuộc 419 chi, 133 họ, bổ sung 194 loài thực vật thuộc 156 chi và 84 họ vào danh mục; 343 loài động vật có xương sống ở cạn, trong đó có 40 loài lưỡng cư, 54 loài bò sát, 164 loài chim và 85 loài thú, bổ sung 12 loài lưỡng cư, 7 loài bò sát, 21 loài chim và 1 loài thú.

Hiện trong rừng đặc dụng An Toàn có 414 cây chè cổ thụ, trong đó có 137 cây phát triển tốt. Ảnh: V.Đ.T.

Hiện trong rừng đặc dụng An Toàn có 414 cây chè cổ thụ, trong đó có 137 cây phát triển tốt. Ảnh: V.Đ.T.

Lần đầu tiên ghi nhận trong rừng đặc dụng An Toàn có 11 loài côn trùng, 15 loài cá đặc hữu, có giá trị khoa học đang bị đe dọa tuyệt chủng; xác định thêm 5 loài thực vật, 3 loài cá ngoại lai xâm hại. Đặc biệt, có 59 loài thực vật, 128 loài động vật nằm trong nhóm nguy cấp, quý hiếm thuộc danh lục trong Sách Đỏ Việt Nam, Sách Đỏ Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế, Nghị định 84/2021/NĐ-CP và Công ước CITES.

Theo Ban quản lý rừng đặc dụng An Toàn, công tác quản lý, bảo vệ 26.000 ha rừng nguyên sinh trong rừng đặc dụng (trong đó có 22.450 ha diện tích Khu Bảo tồn thiên nhiên An Toàn) đang gặp khó khăn vì lực lượng mỏng, trong khi diện tích rừng rất lớn. Hiện trong rừng đặc dụng An Toàn có 414 cây chè cổ thụ, trong đó có 137 cây phát triển tốt, nếu khai thác, chế biến sẽ tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao.

Chè cổ thụ được Ban quản lý rừng đặc dụng An Toàn di thực về trồng tập trung. Ảnh: V.Đ.T.

Chè cổ thụ được Ban quản lý rừng đặc dụng An Toàn di thực về trồng tập trung. Ảnh: V.Đ.T.

Trước hiện tượng có nhà dân và đất sản xuất của người dân nằm trong rừng đặc dụng An Toàn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn yêu cầu Sở NN-PTNT xem lại công tác quy hoạch, quản lý, bảo vệ rừng tại An Toàn; cần phải kiểm tra lại và xử lý dứt điểm vấn đề nói trên, nếu không sẽ rất dễ mất rừng đặc dụng.

Bên cạnh đó, ông Tuấn còn yêu cầu Sở NN-PTNT rà soát lại quy hoạch rừng, thuyết phục bà con chuyển diện tích rừng sản xuất sang trồng rừng gỗ lớn, đầu tư công nghệ để quản lý, bảo vệ rừng tốt hơn. Quy hoạch, quản lý bảo vệ rừng phải gắn với phát triển sản phẩm phục vụ du lịch, tạo sinh kế bền vững cho người dân.

Xem thêm
Nuôi thỏ lai, thu lợi nhanh

AN GIANG Nuôi thỏ đang trở thành hướng đi triển vọng cho nông dân ở An Giang, nhờ chi phí thấp, dễ chăm sóc, đầu ra ổn định, đã giúp nhiều hộ tăng thu nhập rõ rệt.

Hơn 2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh

QUẢNG NINH Giai đoạn chuyển mùa khiến dịch bệnh trên thủy sản nguy cơ bùng phát mạnh, Quảng Ninh vừa ghi nhận 2,2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh.

Canh tác lúa giảm phát thải, lợi nhuận tăng hơn 6 triệu đồng/ha

TRÀ VINH Năng suất lúa trong mô hình đạt 6,4 - 6,6 tấn/ha, tăng khoảng 5 - 6% so với ngoài mô hình. Lợi nhuận tăng từ 20 - 25% so với ngoài mô hình.

Bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng'

Để nông sản có chỗ đứng, giám đốc hợp tác xã phải chịu khó tìm kiếm thị trường, thậm chí bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng' giúp nông dân.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Tổ đoàn kết nhân đôi sức mạnh ngư dân, làm 'tai mắt' trên biển

ĐÀ NẴNG Đà Nẵng có gần 100 tổ đoàn kết với 700 tàu cá cùng hỗ trợ nhau vươn khơi bám biển, khai thác thủy sản bền vững và chấp hành quy định chống khai thác IUU.