| Hotline: 0983.970.780

Ba điểm nhấn trong xây dựng nông thôn mới ở Kim An

Thứ Ba 10/06/2025 , 10:46 (GMT+7)

Anh Trần Đình Tuyến- Bí thư Đảng ủy xã Kim An (huyện Thanh Oai, TP Hà Nội) cho biết năm 2017 địa phương đạt nông thôn mới (NTM), năm 2019 đạt NTM nâng cao.

Nhiều gia đình ở Kim An đã xây được biệt thự, nhà tầng. Ảnh: Đinh Thanh Huyền.

Nhiều gia đình ở Kim An đã xây được biệt thự, nhà tầng. Ảnh: Đinh Thanh Huyền.

Hiện chương xây dựng NTM ở xã Kim An có ba điểm nhấn là xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế và xây dựng thương hiệu cho nông sản. Về xây dựng cơ sở hạ tầng có thể kể đến các hạng mục công trình lớn, điển hình như: kiên cố hóa đường giao thông nội đồng, giao thông thôn xóm, rãnh tiêu thoát nước; xây dựng điểm tập kết rác thải; cải tạo trường Tiểu học, trường Mầm non; cải tạo nghĩa trang liệt sỹ, cải tạo nâng cấp trạm bơm thôn Ngọc Liên...

Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao xã tiếp tục tổ chức tuyên truyền, vận động trong các tầng lớp nhân dân giữ vững và nâng cao các tiêu chí. Ban chỉ đạo xây dựng NTM chủ động rà soát, đánh giá, báo cáo đề xuất các dự án cần được đầu tư trong thời gian tiếp theo góp phần nâng cao đời sống nhân dân.

Trạm y tế làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân với số lần khám bệnh bình quân 3.220 lượt người/năm. Công tác tiêm chủng mở rộng, phòng chống dịch bệnh, đặc biệt dịch sốt xuất huyết được thực hiện đảm bảo. Triển khai thực hiện phần mềm quản lý sức khỏe toàn dân đạt 99%, tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 95%, giữ vững danh hiệu chuẩn quốc gia về y tế, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Về phát triển kinh tế, chính quyền xã đề xuất ngân hàng chính sách xã hội hỗ trợ vay vốn thông qua các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể tạo điều kiện cho các hộ được tiếp nhận vốn vay để sản xuất, chăn nuôi phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo...Hợp tác xã Nông nghiệp đã thực hiện hoạt động có hiệu quả theo Luật HTX năm 2012 với tổng số 500 thành viên, cung ứng các dịch vụ nông nghiệp, dịch vụ giống, vật tư phân bón cũng như tổ chức tập huấn cho các thành viên về áp dụng khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất. Nhờ đó tuy thuần nông nhưng xã có thu nhập bình quân đạt trên 70 triệu đồng/người/năm, không còn hộ nghèo, không còn nhà tạm.

Sản xuất rau, màu ở Kim An. Ảnh: Đinh Thanh Huyền.

Sản xuất rau, màu ở Kim An. Ảnh: Đinh Thanh Huyền.

Các phong trào như: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, việc cưới, việc tang văn minh được tuyên truyền rộng khắp. Xã triển khai đến các thôn đăng ký và xét duyệt gia đình văn hóa đạt 92%; hàng năm giữ vững danh hiệu “ Làng văn hóa” cho 3 thôn, 5/5 cơ quan, đơn vị đạt “cơ quan, đơn vị văn hóa”. Công tác văn hóa, văn nghệ thể dục thể thao được quan tâm cụ thể như thành lập câu lạc bộ lân sư rồng, các đội văn nghệ dân vũ, các câu lạc bộ thường xuyên giao lưu trong các dịp lễ hội, ngày lễ lớn của đất nước.

Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn cơ bản được ổn định. Hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo 138, 197 xã được tăng cường giúp tuyên truyền và phòng ngừa các loại tội phạm và tệ nạn xã hội. Sau khi phối hợp thực hiện cấp căn cước công dân gắn thẻ chíp cho công dân đạt 100%, xã tiếp tục triển khai thực hiện đề án 06 để tiếp nhận hồ sơ, kích hoạt định danh điện tử Vneid mức 2.

Bên cạnh đó công tác giáo dục và đào tạo cũng được chăm lo. Trường THCS của xã đạt chuẩn quốc gia  mức độ I, trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ II, trường Mầm Non đạt chuẩn quốc gia mức độ I.

Về xây dựng thương hiệu cho nông sản, ông Trịnh Văn Long-Giám đốc HTX Nông nghiệp xã Kim An cho biết sản phẩm ổi lê Kim An chính là “đứa con tinh thần” đầy tâm huyết của người dân trong xã. Hiện tổng diện tích trồng ổi lê đã đạt hơn 60 ha trong đó có 40 ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Loại đặc sản này cứ lứa nọ gối lứa kia, mỗi năm hàng chục lần cho thu hoạch, tính ra mỗi sào cho thu nhập khoảng 30 triệu đồng, trong đó lãi 15-20 triệu đồng. Nhiều chủ vườn đã xây được biệt thự hay nhà tầng trị giá tiền tỷ nhờ bán ổi.  

Bài viết có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng NTM TP Hà Nội

Xem thêm
Triển khai chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn

SƠN LA Thực tế đã có nhiều mô hình làng nghề kết hợp du lịch ở Sơn La phát huy hiệu quả, đem lại lợi ích kinh tế lớn cho người dân nông thôn.

Thôn kiểu mẫu lan tỏa tinh thần cộng đồng

Tỉnh Bắc Giang có 78/79 thôn kiểu mẫu đã được công nhận năm 2024. Lũy kế hết năm 2024, toàn tỉnh có 437 thôn đạt chuẩn thôn nông thôn mới kiểu mẫu.

Nức tiếng sản vật Gia Lai: [Bài 3] Nâng cao công nghệ, mở rộng thị trường

Gần 500 sản phẩm được chứng nhận OCOP, đó là kết quả khá ấn tượng sau hơn 5 năm triển khai chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' tại tỉnh Gia Lai.

Bình luận mới nhất