| Hotline: 0983.970.780

An Giang yên tâm sản xuất lúa, rau màu trong 421 tiểu vùng có đê bao

Thứ Ba 16/08/2022 , 08:53 (GMT+7)

An Giang Vụ thu đông 2022, tỉnh An Giang xuống giống khoảng 164.000 ha lúa và 14.183 ha rau màu đều nằm trong 421 tiểu vùng có đê bao thủy lợi kiểm soát lũ an toàn.

Sở NN-PTNT An Giang vừa có văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố đề phòng ảnh hưởng của lũ nội đồng đến sản xuất nông nghiệp trên địa bản tỉnh. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Sở NN-PTNT An Giang vừa có văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố đề phòng ảnh hưởng của lũ nội đồng đến sản xuất nông nghiệp trên địa bản tỉnh. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Để chủ động đề phòng công tác bảo vệ sản xuất, hạn chế thấp nhất những thiệt hại do lũ, bão gây ra đối với các tiểu vùng đê bao bảo vệ sản xuất trên địa bàn tỉnh An Giang, Sở NN-PTNT An Giang vừa có văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố đề phòng ảnh hưởng của lũ nội đồng đến sản xuất nông nghiệp trên địa bản tỉnh.

Cụ thể, các địa phương thường xuyên theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo lũ, tình hình mưa bão, mực nước lũ ở thượng nguồn do các cơ quan chuyên môn và Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy cấp tỉnh cung cấp. Để kịp thời nắm thông tin thông báo đến cho người dân sản xuất nhằm chủ động có biện pháp ứng phó hiệu quả, đảm bảo sản xuất và sinh hoạt của người dân an toàn trong mùa mưa lũ.

Tăng cường kiểm tra, rà soát các tuyến đê bao, xác định cụ thể từng tiểu vùng các tuyến đê bao xung yếu, có nguy cơ xảy ra sự cố khi có lũ lên. Đồng thời, kiểm tra việc triển khai phương án trên thực tế và chuẩn bị đầy đủ vật tư, nhân lực, phương tiện thiết bị để sẵn sàng xử lý khi có sự cố xảy ra. Tăng cường thăm đồng, kết hợp kiểm tra các tiểu vùng sản xuất có nguy cơ bị ảnh hưởng ngập úng cục bộ một số vùng trũng thấp. Kịp thời chỉ đạo các tổ chức, cá nhân vận hành các trạm bơm tiêu chống úng bảo vệ sản xuất trong tình hình mưa bão kéo dài. Đôn đốc nhắc nhở các nhà thầu thi công đẩy nhanh tiến độ thực hiện hoàn thành công trình gia cố, nâng cấp đê bao, cống bọng dưới đê, đảm bảo chất lượng. Đặc biệt là các tuyến đê thấp nhằm kịp thời đưa công trình vào chống lũ an toàn.

Vụ thu đông 2022 toàn tỉnh An Giang xuống giống khoảng 164.000 ha lúa và 14.183 ha màu đều nằm trong 421 tiểu vùng có đê bao thủy lợi kiểm soát lũ an toàn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Vụ thu đông 2022 toàn tỉnh An Giang xuống giống khoảng 164.000 ha lúa và 14.183 ha màu đều nằm trong 421 tiểu vùng có đê bao thủy lợi kiểm soát lũ an toàn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Nguyễn Đức Duy, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT An Giang cho biết: Ngoài vấn đề, đề phòng ảnh hưởng của lũ nội đồng ảnh hường đến sản xuất nông nghiệp theo diễn biết bất thường của thời tiết đang xảy. Song song đó ngành nông nghiệp không chủ quan mà luôn cảnh giác cao độ và đưa ra nhiều giải pháp ứng phó, triển khai thực hiện công tác đảm bảo an toàn công trình thủy lợi trong mùa mưa, lũ năm 2022 trên địa bàn.

Theo ông Duy, trên địa bàn tỉnh An Giang hiện có tổng số 10.964 công trình, chiều dài 13.259 km với 2.901 công trình cống hở, cống tròn và 2.183 trạm bơm…Đặc biệt đối với các công trình xung yếu, các điểm có khả năng sạt lở, các ngành liên quan đã phối hợp vận động di dời, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân. Đồng thời bố trí vật tư, phương tiện, thiết bị theo phương châm 4 tại chỗ để sẵn sàng ứng phó khi có tình huống thiên tai có thể xảy ra để chủ động phòng tránh kịp thời.

Trên địa bàn tỉnh An Giang hiện có tổng số 10.964 công trình, chiều dài 13.259 km với 2.901 công trình cống hở, cống tròn và 2.183 trạm bơm…Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trên địa bàn tỉnh An Giang hiện có tổng số 10.964 công trình, chiều dài 13.259 km với 2.901 công trình cống hở, cống tròn và 2.183 trạm bơm…Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nhìn chung, hệ thống đê bao, cống đập trên địa bàn tỉnh An Giang, đến thời điểm hiện tại cơ bản đảm bảo an toàn chống lũ tốt. Ngành nông nghiệp An Giang cũng phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra hệ thống công trình thủy lợi, đặc biệt quan tâm những nơi xung yếu, đê thấp, những nơi có khả năng sạt lở,… Để kịp thời xử lý như gia cố, nâng cấp, mở rộng đê đảm bảo an toàn công trình thuỷ lợi trước trong và sau mùa mưa lũ.

Hiện nay, An Giang đang cuối vụ thu hoạch lúa hè thu và triển khai xuống giống vụ lúa thu đông 2022 với tâm thế an toàn, thắng lợi. Vụ thu đông 2022 toàn tỉnh An Giang xuống giống khoảng 164.000 ha lúa và 14.183 ha màu đều nằm trong 421 tiểu vùng có đê bao thủy lợi kiểm soát lũ an toàn để giúp người dân yên tâm sản xuất.

 

Xem thêm
Sơn La giám sát môi trường 16 trang trại chăn nuôi lớn

Sơn La Sơn La sẽ triển khai quan trắc, cảnh báo, giám sát môi trường tại 16 trang trại, gồm 8 trang trại lợn, 3 trang trại trâu, 5 trang trại bò tại 7 huyện.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Canh tác lúa giảm phát thải, lợi nhuận tăng hơn 6 triệu đồng/ha

TRÀ VINH Năng suất lúa trong mô hình đạt 6,4 - 6,6 tấn/ha, tăng khoảng 5 - 6% so với ngoài mô hình. Lợi nhuận tăng từ 20 - 25% so với ngoài mô hình.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Thả hơn 40.000 con cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

BẮC NINH Hoạt động thả hơn 40.000 con cá giống của tỉnh Bắc Ninh góp phần phục hồi hệ sinh thái nước ngọt và nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Nguy cơ cháy rừng cao, Lạng Sơn tổ chức trực 24/24 giờ

LẠNG SƠN Tỉnh Lạng Sơn vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị, địa phương tiếp tục chủ động triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng.