| Hotline: 0983.970.780

18 sản phẩm của TP.Thái Nguyên tham gia đánh giá, phân hạng OCOP

Thứ Tư 30/10/2024 , 09:39 (GMT+7)

Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024 lần 1, TP. Thái Nguyên có 5 sản phẩm đạt 4 sao, 11 sản phẩm đạt 3 sao và 2 sản phẩm tiếp tục hoàn thiện.

Trưng bày các sản phẩm OCOP của TP.Thái Nguyên. Ảnh: Hoàng Anh.

Trưng bày các sản phẩm OCOP của TP.Thái Nguyên. Ảnh: Hoàng Anh.

Năm 2024, TP.Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, có 18 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng OCOP, ở các nhóm: Thực phẩm tươi sống; thực phẩm thô, sơ chế; thực phẩm chế biến và chè.

Trong đó, nhóm thực phẩm tươi sống có 2 sản phẩm gồm sản phẩm ổi của xã Linh Sơn và Huống Thượng. Nhóm thực phẩm thô, sơ chế có 3 sản phẩm mật ong gồm 2 sản phẩm của HTX Nông sản Ong Vàng, xã Cao Ngạn và 1 sản phẩm của Tổ hợp tác nuôi ong lấy mật xã Đồng Liên.

Nhóm thực phẩm chế biến có 1 sản phẩm là giò lụa Vân Thông, xã Phúc Hà và 12 sản phẩm từ nhóm chè. Đối với nhóm sản phẩm chè, có 11 sản phẩm đánh giá lần đầu và 1 sản phẩm đề nghị công nhận lại.

Hiện nay, TP.Thái Nguyên đã tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024 lần 1. Kết quả, có 5 sản phẩm đạt 4 sao, 11 sản phẩm đạt 3 sao và 2 sản phẩm tiếp tục hoàn thiện. Trên cơ sở này, các đơn vị có sản phẩm tham gia tiếp tục hoàn thiện các nội dung liên quan để Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP TP. Thái Nguyên năm 2024 đánh giá, phân hạng lần 2 và đề nghị UBND thành phố công nhận sản phẩm OCOP 3 sao.

Đồng thời, đề nghị Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Thái Nguyên đánh giá, phân hạng đối với sản phẩm OCOP tiềm năng 4 sao.

Đến nay, TP.Thái Nguyên đã có 37 sản phẩm OCOP đã được chứng nhận, trong đó, có 1 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 5 sao, 26 sản phẩm đạt 4 sao và 10 sản phẩm đạt 3 sao.

Xem thêm
Ổn định chỗ ở gắn với chuyển đổi nghề cho dân vùng sạt lở

Trà Vinh Hơn 100 hộ dân ở vùng sạt lở không chỉ được hỗ trợ chỗ ở mà còn được tạo điều kiện chuyển đổi công việc để ổn định cuộc sống.

Trưởng thôn trúng lớn nhờ chuyển đổi cây trồng

Nhờ mạnh dạn tích tụ đất đai và chuyển đổi từ trồng luồng sang trồng cam, một trưởng thôn ở Thanh Hóa đã thu về 300 triệu đồng ngay trong vụ đầu tiên.

Bình luận mới nhất