| Hotline: 0983.970.780

10 hồ chứa đảm bảo nước tưới cho đất canh tác ở Lạng Sơn

Thứ Hai 17/01/2022 , 16:01 (GMT+7)

Việc đầu tư, sửa chữa hồ đập cung cấp nước tưới ổn định cho 978ha đất canh tác thuộc các huyện Lộc Bình, Cao Lộc, Hữu Lũng, Tràng Định và thành phố Lạng Sơn.

Hồ Ba Sơn đang thi công hạng mục đập chính đạt 63%, thi công phần thô nhà quản lý, Đổ bê tông đoạn nối cống thượng lưu. Ảnh: Vinh Trần.

Hồ Ba Sơn đang thi công hạng mục đập chính đạt 63%, thi công phần thô nhà quản lý, Đổ bê tông đoạn nối cống thượng lưu. Ảnh: Vinh Trần.

Tiểu dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập (WB8), tỉnh Lạng Sơnđược đầu tư xây dựng sửa chữa, nâng cao an toàn cho 10 hồ chứa Bản Cưởm, Ba Sơn, Kỳ Nà, Khuôn Pinh, Cốc Lùng, Bó Chuông, Kai Hiển, Thâm Sỉnh, Khuổi Mặn, Khau Piều. Khôi phục và đảm bảo an toàn cho công trình thông qua sửa chữa, nâng cấp các hồ, đập xuống cấp hoặc thiếu năng lực xả lũ. Đảm bảo cung cấp nước tưới ổn định cho 978ha đất canh tác thuộc các huyện Lộc Bình, Cao Lộc, Hữu Lũng, Tràng Định và thành phố Lạng Sơn.

Dự án đã được phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo an toàn đập tại Quyết định số 476/QĐ-UBND ngày 13/3/2019 và phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, tổng dự toán tại Quyết định số 2050/QĐ-UBND ngày 30/12/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn. Tổng mức đầu tư của dự án là : 196,83 tỷ đồng.

Mục tiêu đầu tư xây dựng là sửa chữa, nâng cấp các hồ chứa hiện có trong đó tập trung ưu tiên cho các hồ có nguy cơ mất an toàn cao, những công trình thiết yếu, quan trọng nhằm đảm bảo nâng cao năng lực hồ chứa, đảm bảo đạt năng lực thiết kế; Giảm thiểu nguy cơ về rủi ro; phòng tránh, ứng phó giảm nhẹ thiên tai thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay bằng các giải pháp công trình (sửa chữa, nâng cấp công trình đầu mối, tuyến đường quản lý vận hành) và giải pháp phi công trình (Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về thiên tai, biện pháp phòng tránh).

Theo Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn (BQLDA), quá trình thực hiện dự án được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền, sự đồng lòng, phối hợp của người dân và chính quyền địa phương nơi thực hiện dự án.

Hồ Khuôn Pinh đang thi công đào đắp mái thượng lưu, phát quang đường quản lý vận hành, lắp dựng thép đường ống cống và lắp dựng cốt thép sàn mái nhà quản lý. Ảnh: Vinh Trần.

Hồ Khuôn Pinh đang thi công đào đắp mái thượng lưu, phát quang đường quản lý vận hành, lắp dựng thép đường ống cống và lắp dựng cốt thép sàn mái nhà quản lý. Ảnh: Vinh Trần.

Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh Covid-19 như hiện nay đã gây ảnh hưởng đến tiến độ chung của dự án như công tác triển khai thi công xây dựng còn chậm; công tác mua sắm thiết bị, vật tư, vật liệu xây dựng phục vụ thi công bị chậm trễ, giá vật tư tăng cao.

Ông Trần Quang Vinh, Giám đốc BQLDA cho biết nhân lực thi công công trình chủ yếu là người ngoài tỉnh Lạng Sơn, việc thuê mướn nhân công địa phương (chủ yếu là nhân công làm các công việc thủ công) bị hạn chế do dịch bệnh. Bên cạnh đó việc di chuyển lực lượng thiết bị thi công, nhân công, từ địa phương này đến địa phương khác cũng bị hạn chế.

Nguồn vốn đối ứng để thực hiện cho các phần việc của dự án rất là hạn hẹp vì theo như Quyết định số 4638/QĐ-BNN-HTQT ngày 09/11/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT phân bổ là 0,46 triệu USD tương ứng với 10,347 tỷ VNĐ. Với thời điểm hiện tại thì nguồn vốn đối ứng này không đảm bảo đủ để chi trả các phần chi phí như (Giải phóng mặt bằng, rà phá bom mìn vật nổ, quản lý dự án, thẩm tra, thẩm định và một số nội dung chi phí khác).

"Về hợp đồng xây dựng, hợp đồng thi công theo đơn giá cố định vì vậy đơn giá không được thay đổi trong suốt thời gian thực hiện nên nhà thầu xây lắp gặp rất nhiều khó khăn khi giá thép, một số vật liệu khác tăng ngoài dự kiến của hợp đồng", ông Vinh nói.

Hiện trên Lạng Sơn có 173 hồ chứa, 1.363 đập dâng các loại. Ông Chu Văn Hải, Chi Cục trưởng Chi cục Thuỷ Lợi cho biết, thời gian tới, chi cục tiếp tục phối hợp với các đơn vị quản lý, khai thác các công trình thuỷ lợi thường xuyên kiểm tra các công trình, đặc biệt là hồ, đập; theo dõi diễn biến thời tiết, hạ thấp mực nước hồ khi cần thiết để có dung tích phòng lũ; phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, các ngành, địa phương để xây dựng hoặc cập nhật, bổ sung phương án phòng, chống lụt, bão của hồ chứa và phương án phòng, chống lũ, lụt vùng hạ du… nhằm đảm bảo không xảy ra sự cố mất an toàn trong mùa mưa bão.

Các công trình hồ, đập ngoài việc cung cấp nước phục vụ sản xuất còn có vai trò điều tiết nước, giảm ngập úng trong mùa mưa bão. Vì vậy, việc đảm bảo an toàn các hồ, đập có ý nghĩa quan trọng, góp phần đảm bảo tài sản, hoạt động sản xuất của người dân.

Xem thêm
Chưa đạt mục tiêu tăng trưởng, Cục Chăn nuôi và Thú y nêu loạt giải pháp

Theo đó, ngành chăn nuôi và thú y lên kịch bản tăng trưởng cụ thể cho từng quý còn lại của năm với quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm 2025.

Hơn 2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh

QUẢNG NINH Giai đoạn chuyển mùa khiến dịch bệnh trên thủy sản nguy cơ bùng phát mạnh, Quảng Ninh vừa ghi nhận 2,2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh.

Lúa mất mùa, mất giá, nông dân kém vui

GIA LAI Nông dân Gia Lai đang vào vụ thu hoạch lúa đông xuân. Vụ này không chỉ năng suất lúa thấp mà giá lúa cũng giảm, nông dân kém vui.

Bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng'

Để nông sản có chỗ đứng, giám đốc hợp tác xã phải chịu khó tìm kiếm thị trường, thậm chí bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng' giúp nông dân.

169 hạt sen bay lên vũ trụ: Khoa học và niềm tự hào dân tộc

Phi hành gia Amanda Nguyễn mang 169 hạt sen của Việt Nam bay vào không gian là khởi đầu mới trong nghiên cứu khoa học và thể hiện niềm tự hào dân tộc.

Tổ đoàn kết nhân đôi sức mạnh ngư dân, làm 'tai mắt' trên biển

ĐÀ NẴNG Đà Nẵng có gần 100 tổ đoàn kết với 700 tàu cá cùng hỗ trợ nhau vươn khơi bám biển, khai thác thủy sản bền vững và chấp hành quy định chống khai thác IUU.

Cháy rừng từ Hòa Bình lan sang Hà Nam

HÀ NAM Lực lượng chức năng đang khẩn trương ngăn chặn đám cháy từ tỉnh Hoà Bình lan sang khu rừng ở phường Ba Sao, thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.