| Hotline: 0983.970.780

WTO cảnh báo thách thức thương mại nông sản toàn cầu

Thứ Tư 07/05/2025 , 17:22 (GMT+7)

WTO nhận định, thương mại nông sản toàn cầu đang đối mặt với nhiều khó khăn do chính sách thuế quan của Mỹ cùng nhiều yếu tố khác.

Trong khuôn khổ thảo luận tại WTO, các quốc gia nhấn mạnh cần đối thoại và hợp tác để giải quyết xung đột thương mại. Ảnh minh hoạ.

Trong khuôn khổ thảo luận tại WTO, các quốc gia nhấn mạnh cần đối thoại và hợp tác để giải quyết xung đột thương mại. Ảnh minh hoạ.

Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thương mại nông sản quốc tế sẽ phát triển mạnh mẽ khi các quốc gia tuân thủ quy tắc thương mại ổn định và minh bạch. "Việc tôn trọng các quy tắc thương mại quốc tế là vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với các ngành thực phẩm và nông nghiệp - vốn giữ vai trò trụ cột trong nền kinh tế", Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhận định.

Xung đột kinh tế giữa các nước lớn đang ảnh hưởng đến các cuộc đàm phán thương mại quốc tế. Đặc biệt, việc Mỹ áp dụng thuế quan mới làm dấy lên những phản ứng mạnh mẽ từ các khối thương mại khác. Sự cần thiết của đối thoại và hợp tác để giải quyết xung đột được đặc biệt nhấn mạnh trong khuôn khổ thảo luận tại WTO. Tuy nhiên, Chính phủ Mỹ hiện chưa ký thỏa thuận thương mại với nước nào.

Các quốc gia trên thế giới đã áp dụng các biện pháp phù hợp để ứng phó với đòn thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Chẳng hạn, Ủy ban Châu Âu quyết định áp thêm thuế đối với các mặt hàng như ngô, gạo, lúa mì, dầu ăn, thịt gia cầm, thịt bò, trái cây, rau củ, hạt, trứng, sản phẩm sữa và đường từ Mỹ. Trung Quốc áp thuế quan 125% với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, miễn trừ cho một số mặt hàng. Nước này và Canada cũng chính thức gửi đơn khiếu nại về các biện pháp thương mại mà Mỹ áp dụng tại các cuộc đàm phán quốc tế.

Nhiều doanh nghiệp Mỹ đang đẩy mạnh nhập khẩu hàng hóa trước khi thuế quan đối ứng có hiệu lực hoàn toàn từ đầu tháng 7, sau khi hết thời hạn tạm hoãn. 

Mặt khác, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã phải chi tới 10 tỷ USD để hỗ trợ ngành nông nghiệp đối mặt với giá cả tăng cao và bất ổn trong thị trường. 

Dự kiến cuối tuần này, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent và Đại diện thương mại Mỹ Jamieson Greer sẽ gặp gỡ Phó Thủ tướng Trung Quốc Hà Lập Phong tại Thụy Sỹ để khởi động đàm phán thương mại giữa hai nước. Đây được xem là bước đầu tiên để giải quyết cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Theo Ngân hàng Thế giới, giá trị thương mại nông sản toàn cầu đã tăng 3%, tương đương với mức tăng 4% giá nông sản toàn cầu tính bằng đô la Mỹ. Tuy nhiên, mức tăng này chủ yếu do giá các mặt hàng cà phê, trà và ca cao tăng mạnh, trung bình lên đến 64% trong năm 2024. Nếu loại trừ các mặt hàng này, giá nông sản toàn cầu thực tế đã giảm 8%, góp phần thúc đẩy sự gia tăng thương mại đối với nhiều sản phẩm nông sản khác.

Xem thêm
Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Từ du lịch xanh đến đô thị xanh ở Ai Cập

Nằm giữa dãy núi Sinai và Biển Đỏ, Sharm El-Sheikh đã chuyển mình từ một làng chài yên tĩnh thành đô thị xanh bền vững cho ngành du lịch của Ai Cập.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.