| Hotline: 0983.970.780

Trung Quốc công bố kế hoạch hành động giải quyết tình trạng ô nhiễm đất

Thứ Tư 01/06/2016 , 00:00 (GMT+7)

(TN&MT) – Ngày 31/5, nội các Trung Quốc cho biết Trung Quốc đặt mục tiêu kiềm chế tình trạng ô nhiễm đất đến năm 2020 và ổn định cũng như cải thiện chất lượng đất vào năm 2030. Nội các Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố trên trang web www.gov.cn: Chính quyền trung ương sẽ thành lập một quỹ đặc biệt để giải quyết ô nhiễm đất cũng như quỹ riêng để hỗ trợ nâng cấp công nghệ và thiết bị trong ngành kim loại nặng. Đồng thời, chính phủ sẽ tiếp tục loại bỏ khả năng kim loại nặng đã lỗi thời. Năm ngoái, Bộ trưởng Môi trường Trung Quốc cho biết 16% diện tích đất của nước này bị ô nhiễm vượt giới hạn cho phép. Việc xử lý các kim loại nặng hoặc xử lý ô nhiễm hóa chất đòi hỏi chi phí rất cao và Trung Quốc đã nỗ lực thu hút quỹ tư nhân để khắc phục tình trạng ô nhiễm đất.

Theo ước tính của Reuters, tổng chi phí tẩy độc cho đất bị ô nhiễm tại Trung Quốc sẽ lên tới 760 tỉ USD, dựa trên ước tính chi phí tẩy độc trung bình của một hecta đất.

Các nhà phân tích ước tính chi phí tẩy độc đất có thể trị giá đến 154 tỉ USD, nhưng giới chức Trung Quốc vẫn đang đùn đẩy trách nhiệm xem ai là người trả tiền. Phần lớn trách nhiệm dành chi phí xử lý đất ô nhiễm hiện nay thuộc về chính quyền địa phương nghèo khó.

Hồi đầu năm 2016, các nhà nghiên cứu của Guohai Securities cho biết chính quyền Trung Quốc hiện đang thực hiện 100 dự án xử lý đất nhiễm độc với tổng kinh phí ước tính lên tới 76 tỉ USD.


Mai Đan
Tổng hợp từ Reuters
 

Xem thêm
Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Tìm kiếm cơ chế tài chính cho Hiệp định bảo tồn đa dạng sinh học biển

Hiệp định về Bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển tại các khu vực ngoài quyền tài phán quốc gia (BBNJ) là bước ngoặt trong quản trị biển quốc tế.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.