| Hotline: 0983.970.780

Thủy sản nhập khẩu làm nguyên liệu được trút bỏ gánh nặng kiểm dịch

Thứ Năm 04/08/2022 , 09:00 (GMT+7)

Thủy sản nhập khẩu làm nguyên liệu để sản xuất, gia công xuất khẩu sẽ được miễn kiểm dịch theo Thông tư 06/2022/TT-BNNPTNT do Bộ NN-PTNT ban hành ngày 27/7.

Cá ngừ đại dương đánh bắt trong nước chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Ảnh: Thanh Sơn.

Cá ngừ đại dương đánh bắt trong nước chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Ảnh: Thanh Sơn.

Ngày 28/7/2022, Bộ NN-PTNT đã ban hành Thông tư 06/2022/TT-BNNPTNT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản.

Theo đó, Thông tư 06/2022 đã sửa đổi, bổ sung danh mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản miễn kiểm dịch, gồm: động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu thuộc diện ngoại giao; sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu làm nguyên liệu để gia công xuất khẩu, sản xuất xuất khẩu; sản phẩm động vật thủy sản làm hàng mẫu thử nghiệm; sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu để trưng bày hội chợ, triển lãm; sản phẩm động vật thủy sản làm thực phẩm xuất khẩu bị triệu hồi hoặc trả về.

Đây là một tin vui đối với ngành thủy sản Việt Nam, khi mà nhập khẩu thủy sản nguyên liệu để gia công, sản xuất xuất khẩu đang có xu hướng gia tăng.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết, từ năm 2016 đến nay, kim ngạch nhập khẩu thủy sản luôn ở mức từ 1,1-1,8 tỷ USD/năm.

Trong đó, giá trị sản phẩm thủy sản nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu hoặc gia công xuất khẩu (tức không tiêu dùng trong nước) chiếm 75-80% kim ngạch nhập khẩu thủy sản hàng năm, qua đó, đóng góp không nhỏ cho kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong các năm qua.

Như vậy, có thể nói nhập khẩu thủy sản nguyên liệu đang chủ yếu nhằm phục vụ cho tăng trưởng xuất khẩu thủy sản, và Việt Nam đang dần trở thành một thị trường gia công thủy sản lớn trên thế giới.

Nguồn cung hải sản trong nước bị thiếu hụt nên các doanh nghiệp phải tăng nhập khẩu thủy sản nguyên liệu để chế biến xuất khẩu. Ảnh: Thanh Sơn.

Nguồn cung hải sản trong nước bị thiếu hụt nên các doanh nghiệp phải tăng nhập khẩu thủy sản nguyên liệu để chế biến xuất khẩu. Ảnh: Thanh Sơn.

Theo bà Cao Thị Kim Lan, Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản Bình Định, nhập khẩu thủy sản nguyên liệu có vai trò rất quan trọng đối với các doanh nghiệp chế biến hải sản xuất khẩu vốn luôn trong tình trạng thiếu hụt nguyên liệu. Để giải quyết bài toán nguyên liệu, các doanh nghiệp hải sản phải tăng cường nhập khẩu thủy sản nguyên liệu để ổn định đầu vào.

Có những mặt hàng hải sản xuất khẩu chủ lực mà nguyên liệu nhập khẩu hiện đang chiếm tỷ trọng lớn như cá ngừ đại dương có tới 70% cá nguyên liệu nhập từ nước ngoài.

Việc nhập khẩu thủy sản nguyên liệu để chế biến xuất khẩu đã được tiến hành gần 20 năm nay. Chính nhờ nguồn thủy sản nhập khẩu, các doanh nghiệp chế biến hải sản xuất khẩu đã có sự phát triển mạnh, tạo ra giá trị xuất khẩu cao, giúp doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có hiệu quả và tạo ra nhiều công ăn việc làm.

Chẳng hạn, ở khu vực Quy Nhơn (Bình Định), Khánh Hòa và một số địa phương khác, tổng cộng có chưa tới 10 doanh nghiệp chế biến cá ngừ đại dương với khoảng 7.000 lao động, trong nửa đầu năm nay đã tạo ra giá trị xuất khẩu trên 500 triệu USD.

Từ những thông tin trên, có thể thấy, vai trò của thủy sản nguyên liệu nhập khẩu là rất quan trọng đối với xuất khẩu thủy sản. Nhưng lâu nay, theo những quy định cũ, các container hàng nhập khẩu đều phải kiểm tra 100% (hồ sơ, cảm quan) dù là nhập cho mục đích gì (sản xuất xuất khẩu, gia công hàng xuất khẩu, hay tiêu dùng nội địa) và có lịch sử ra sao. 

Việc lấy mẫu kiểm nghiệm được áp dụng khi có nghi ngờ đối với hàng nhập để sản xuất xuất khẩu, gia công xuất khẩu và 20% số lô/năm đối với hàng nhập để tiêu dùng nội địa. VASEP cho rằng, việc này dẫn đến quy mô và số lượng mặt hàng, lô hàng phải “kiểm tra nhập khẩu” hiện nay là rất lớn.

Chính vì vậy, theo đánh giá của VASEP, Thông tư 06/2022 của Bộ NN-PTNT đã thực sự tháo gỡ một gánh nặng về thủ tục cho doanh nghiệp thuỷ sản, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để gia công, sản xuất xuất khẩu trong bối cảnh nguồn nguyên liệu trong nước không ổn định và thiếu hụt theo mùa vụ, trong khi nhu cầu nhập khẩu của thị trường thế giới đang gia tăng.

Xem thêm
Chưa đạt mục tiêu tăng trưởng, Cục Chăn nuôi và Thú y nêu loạt giải pháp

Theo đó, ngành chăn nuôi và thú y lên kịch bản tăng trưởng cụ thể cho từng quý còn lại của năm với quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm 2025.

Hơn 2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh

QUẢNG NINH Giai đoạn chuyển mùa khiến dịch bệnh trên thủy sản nguy cơ bùng phát mạnh, Quảng Ninh vừa ghi nhận 2,2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh.

Lúa mất mùa, mất giá, nông dân kém vui

GIA LAI Nông dân Gia Lai đang vào vụ thu hoạch lúa đông xuân. Vụ này không chỉ năng suất lúa thấp mà giá lúa cũng giảm, nông dân kém vui.

Bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng'

Để nông sản có chỗ đứng, giám đốc hợp tác xã phải chịu khó tìm kiếm thị trường, thậm chí bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng' giúp nông dân.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

169 hạt sen bay lên vũ trụ: Khoa học và niềm tự hào dân tộc

Phi hành gia Amanda Nguyễn mang 169 hạt sen của Việt Nam bay vào không gian là khởi đầu mới trong nghiên cứu khoa học và thể hiện niềm tự hào dân tộc.

Cháy rừng từ Hòa Bình lan sang Hà Nam

HÀ NAM Lực lượng chức năng đang khẩn trương ngăn chặn đám cháy từ tỉnh Hoà Bình lan sang khu rừng ở phường Ba Sao, thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.