| Hotline: 0983.970.780

Thủy sản chết trắng bãi, người nuôi méo mặt

Thứ Hai 26/11/2018 , 06:05 (GMT+7)

Chỉ sau vài ngày, nhiều diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) chết trắng bãi trong sự ngỡ ngàng của người dân…

Trao đổi với PV NNVN, ông Trần Xuân Quang, Trưởng phòng Nuôi trồng thủy sản (Chi cục Thủy sản Nghệ An) xác nhận thông tin trên.

16-00-51_2
Đây không phải là lần đầu xảy ra tình trạng ngao chết hàng loạt trên địa bàn Nghệ An

Qua tìm hiểu được biết, bị thiệt hại nặng nề nhất là hộ ông Nguyễn Văn Được, trú tại phường Quỳnh Thiện. Khu vực bãi nuôi của ông Được rộng chừng 2,5ha, vị trí nằm giáp ranh với Cảng cá Quỳnh Lập.

Trước đó, vào trung tuần tháng 7/2017 ông Được đầu tư khoảng 200 triệu đồng thả 4,5 tấn ngao giống. Sau hơn 1 năm tích cực chăm bẵm, ngao trong bãi lớn nhanh, tốc độ phát triển ổn định. Dự kiến nội 1 tháng nữa gia đình có thể tiến hành thu hoạch rải vụ, sản lượng thu về ước đạt trên dưới 50 tấn.

Tình hình đang tiến triển hết sức thuận lợi thì bỗng nhiên xảy ra sự cố ngoài ý muốn, không hiểu vì nguyên do gì ngao trong bãi thi nhau chết đồng loạt. Chỉ sau vài ngày, phần lớn diện tích nuôi chết sạch bách, vỏ ngao nổi lềnh bềnh trắng xóa khắp một vùng, mùi hôi thối xốc lên tận óc.

Nào đâu đã hết, ngoài con ngao gia đình còn bỏ kinh phí triển khai thêm 2 bè nuôi hàu. Có điều trời không chiều lòng người, thành thử miếng ăn đến tận miệng còn bị cướp mất. Nhìn chung với lượng hàu chết nhan nhản mấy ngày qua, cộng với hàng tấn ngao chỉ còn nguyên… vỏ, vụ này ông Được thất thu nặng nề.

16-00-51_1
Ảnh: V.K

Điều đáng nói, không riêng gì gia đình ông Được mà rất nhiều hộ nuôi trồng thủy sản khác trên địa bàn xã Quỳnh Lập cũng chịu chung số phận, bao nhiêu của nả dồn hết vào ao đầm nên hiện tại tâm lý của bà con vô cùng bất an.

Sau khi nắm bắt sự việc, chính quyền địa phương đã báo cáo tình hình lên UBND thị xã Hoàng Mai để nhanh chóng làm rõ nguyên nhân và triển khai phương án xử lý. Thống kê sơ bộ cho thấy, khoảng 10ha ngao tại vùng bãi triều bị chết với tỷ lệ 80%, bên cạnh đó còn một số diện tích nuôi hàu và nhiều lồng cá của ngư dân cũng gặp phải tình cảnh tương tự. Phía cơ quan thú y đã tiến hành lấy mẫu, kiểm tra bệnh phẩm nhưng bước đầu không phát hiện thấy dấu hiệu dịch bệnh.

Xem thêm
Dịch tả lợn Châu Phi tại Nghệ An lây lan nhanh

Trên địa bàn tỉnh Nghệ An xảy ra một số loại dịch bệnh chăn nuôi nguy hiểm, đáng ngại hơn cả là diễn biến dịch tả lợn Châu Phi trong thời gian gần đây.

Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng, Thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt chẽ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 109/CĐ-TTg về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

Tìm biện pháp phòng trừ tuyến trùng gây hại cho lúa ở ĐBSCL

An Giang Tuyến trùng sống trong đất và ký sinh vào rễ lúa, gây bướu rễ, thối nâu rễ, làm cây lúa kém phát triển, đẻ nhánh ít, gây hiện tượng lép trắng, giảm năng suất.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Chăm sóc chanh leo bằng điện thoại, quả sai trĩu

SƠN LA Áp dụng đồng bộ quy trình canh tác tự động hiện đại, vườn chanh lep của anh Hưởng phát triển rất tốt, quả sai trĩu, việc chăm sóc cũng rất nhàn nhã.

Siết chặt bảo vệ rừng trong mùa khai thác hạt ươi

ĐÀ NẴNG Mùa ươi không chỉ giúp bà con cải thiện sinh kế mà còn là thử thách cho công tác bảo vệ rừng, đòi hỏi trách nhiệm của cả người dân và lực lượng chức năng.

Bình luận mới nhất