| Hotline: 0983.970.780

Thành phố Fuji mất hơn một tháng mùa Đông mỗi năm do biến đổi khí hậu

Thứ Hai 30/12/2024 , 13:33 (GMT+7)

Nghiên cứu được tổ chức Climate Central có trụ sở tại Mỹ công bố ngày 29/12 cho thấy một thành phố nằm dưới chân núi Phú Sĩ ở Nhật Bản đã mất đi hơn 1 tháng mùa Đông mỗi năm trong thập kỷ qua do tác động của biến đổi khí hậu.

Biến đổi khí hậu

Thành phố Fuji mất hơn một tháng mùa Đông mỗi năm do biến đổi khí hậu

Theo TTXVN/Báo Tin tức {Ngày xuất bản}

Nghiên cứu được tổ chức Climate Central có trụ sở tại Mỹ công bố ngày 29/12 cho thấy một thành phố nằm dưới chân núi Phú Sĩ ở Nhật Bản đã mất đi hơn 1 tháng mùa Đông mỗi năm trong thập kỷ qua do tác động của biến đổi khí hậu.

Chú thích ảnh
Núi Phú Sĩ ở Nhật Bản đón đợt tuyết rơi đầu tiên trong mùa. Ảnh: Kyodo/TTXVN

Cụ thể, trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2023, thành phố Fuji ở tỉnh Shizuoka mỗi năm lại ghi nhận trung bình 35 ngày mùa Đông có nhiệt độ trên 0 độ C. Thành phố này đứng đầu trong tổng số 901 thành phố ở Bắc bán cầu được phân tích về mức độ mất mùa Đông.

Báo cáo trên được đưa ra trong bối cảnh núi Phú Sĩ đón nhận đợt tuyết đầu mùa vào ngày 7/11 vừa qua, muộn nhất kể từ khi bắt đầu công tác thống kê vào năm 1894. Không chỉ Fuji, hơn 50% trong số 57 thành phố của Nhật Bản được phân tích có mùa Đông ấm lên, với ít nhất 14 ngày mùa Đông mỗi năm có nhiệt độ trên 0 độ C. Trong đó, Nagaoka ở tỉnh Niigata và Kyoto lần lượt ghi nhận thêm 23 ngày và 21 ngày.

Các nhà khoa học đã so sánh nhiệt độ quan sát được từ tháng 12 đến tháng 2 hằng năm trong 10 năm qua với nhiệt độ dự kiến nếu không có biến đổi khí hậu do con người gây ra. Kết quả cho thấy khoảng 44% trong số 901 thành phố được phân tích đã mất trung bình 7 ngày mùa Đông mỗi năm do Trái Đất ấm lên. Ngoài ra, có tới 19 quốc gia, chủ yếu ở châu Âu, đã mất hơn 14 ngày. Châu Âu cũng là lục địa ấm lên nhanh nhất, ghi nhận tốc độ tăng nhiệt gấp đôi so với mức trung bình toàn cầu kể từ những năm 1980.

Các nhà khoa học cảnh báo rằng mùa Đông ấm lên có thể dẫn đến tình trạng thiếu nước do giảm lượng tuyết tích tụ trên núi. Ngoài ra, khí hậu ấm áp cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loài côn trùng truyền bệnh như muỗi hay gây mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng đến các loài động, thực vật sống phụ thuộc vào mùa Đông lạnh giá.

Climate Central nhấn mạnh rằng xu hướng ấm lên này là hậu quả trực tiếp của biến đổi khí hậu do con người gây ra, đặc biệt là từ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ và than đá. Tổ chức này kêu gọi các quốc gia trên thế giới nhanh chóng giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch để bảo vệ hệ sinh thái và các lợi ích mà mùa Đông mang lại.

Xem thêm
Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.