| Hotline: 0983.970.780

Tại sao quán ăn uống chưa mở cửa, dù được phép hoạt động?

Thứ Sáu 10/09/2021 , 20:30 (GMT+7)

Theo Phó Giám đốc Sở Công thương TP.HCM, hiện nay tình hình mở lại các quán ăn, cửa hàng cà phê... chưa nhiều do nhiều nguyên nhân.

Phó Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM Nguyễn Nguyên Phương. Ảnh: T.N.

Phó Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM Nguyễn Nguyên Phương. Ảnh: T.N.

Trả lời câu hỏi về việc TP.HCM cho mở lại các hoạt động kinh doanh dịch vụ, tuy nhiên nhiều hộ kinh doanh phản ánh chưa thể hoạt động do thiếu nguồn nguyên liệu, ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM cho biết, theo số liệu thống kê, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống lên tới hơn 7.500 đơn vị, số lượng hộ kinh doanh cá thể do các quận huyện quản lý lên tới hàng chục nghìn.

"Do đó, thông tin từ 1-2 doanh nghiệp, cửa hàng để đánh giá tình hình chung cho toàn bộ hệ thống là chưa chính xác. Cần phải tìm hiểu thêm", ông cho hay.

Cũng theo ông Nguyễn Nguyên Phương, nguyên liệu chính của các quán ăn chủ yếu là tinh bột, thịt gia súc, gia cầm, thủy hải sản, rau củ quả và các loại gia vị đường, muối, nước mắm, dầu ăn...

"Tất cả các loại nguyên liệu này qua theo dõi của Sở Công Thương là không thiếu", ông Phương khẳng định.

Phó Giám đốc Sở Công thương TP.HCM cũng nhìn nhận, hiện nay tình hình mở lại các cơ sở dịch vụ ăn uống có thấp so với số lượng thực tế, tuy nhiên có một số nguyên nhân.

Cách thức vận hành hiện nay theo Văn bản 2994 rất rõ ràng, các loại hình kinh doanh phải đảm bảo an toàn đến đâu thì mở tới đó. "Các cơ sở này phải thực hiện "ba tại chỗ", thực hiện bán mang đi thông qua đội ngũ shipper. Tuy nhiên, shipper hiện nay chỉ hoạt động trong phạm vi một quận/huyện. Bên cạnh đó, việc thực hiện "ba tại chỗ" có một số khó khăn, cách thức tiếp cận nguyên liệu khác so với trước đây như phải đặt hàng qua các đơn vị khác, hay như việc một số nhà cung cấp chưa có giấy đi đường", ông Phương lý giải.

Mặt khác, hiện người dân không được phép ra đường mua mà chỉ thông qua qua shipper, hay nói cách khác quán ăn uống chỉ có thể phục vụ cho khách lưu trú trong quận huyện đó. Do đó, người kinh doanh dịch vụ ăn uống sẽ phải tính toán lượng khách khó có thể đạt được như trước đây để cân nhắc việc có mở cửa trở lại hay không ở thời điểm này.

Do đó, ông Phương khẳng định, các dịch vụ ăn uống chưa mở cửa trở lại vì thiếu nguyên liệu là thông tin chưa chính xác.

Xem thêm
Gần 400 doanh nghiệp lương thực, thực phẩm tìm cơ hội mở rộng thị trường

TP.HCM HCMC FOODEX 2025 quy tụ gần 400 doanh nghiệp trong nước và quốc tế, trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm chế biến sâu, gia vị, phụ gia, công nghệ chế biến...

Gian lận bảo hiểm thất nghiệp người lao động sẽ gặp rắc rối lớn

Nhiều lao động cố tình gian lận để hưởng trợ cấp thất nghiệp đang đối mặt nguy cơ bị thu hồi tiền, xử phạt hành chính và mất toàn bộ quyền lợi bảo hiểm.

Agribank ưu đãi tín dụng quy mô 20.000 tỷ đồng lĩnh vực nông, lâm, thủy sản

Agribank đăng ký triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản quy mô 20.000 tỷ đồng, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân.

Cần minh bạch, kiểm soát sở hữu chéo khi tái cơ cấu ngân hàng

TP.HCM Để quá trình tái cơ cấu ngân hàng hiệu quả, cần có chính sách minh bạch, khung pháp lý chặt chẽ, thay đổi cấu trúc sở hữu, đặc biệt là giảm sở hữu chéo.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

3 hội chợ nông sản lớn sắp diễn ra tại Trung Quốc

Ba hội chợ lớn tại Trung Quốc năm 2025 mở ra nhiều cơ hội để nông sản Việt bứt phá, tiếp cận sâu hơn vào chuỗi phân phối hiện đại và bền vững.