| Hotline: 0983.970.780

SGK Ngữ văn lớp 9: Từ ngữ địa phương và từ ngữ toàn dân

Thứ Tư 18/02/2009 , 07:45 (GMT+7)

Hưởng ứng loạt bài "Dọn vườn sách giáo khoa Lịch sử phổ thông" đăng trên NNVN, toà soạn vừa nhận được bài viết của độc giả Phan Thanh Minh (Quảng Nam) tiếp tục "dọn vườn" cả SGK Ngữ văn 9...

>> SGK LS 10: Không phân biệt được ''sử thi''& ''sử ca''?
>> SGK Lịch sử 8: Sai cả những tri thức ''phổ cập''
>> SGK Lịch sử 7 - Những điều chưa chuẩn
>> SGK Lịch sử 6 - “Sạn'' dày trong một cuốn sách mỏng

Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) trong môn học Ngữ văn lớp 9 (Ngữ văn lớp 9, tập 2, NXB Giáo dục, 2006, tr. 97, 98, 99), các nhà soạn sách giáo khoa đưa ra các mẫu bài tập để học sinh tìm từ ngữ địa phương và chuyển những từ ngữ địa phương sang từ ngữ toàn dân tương ứng. Tuy  nhiên, một số  bài tập cùng với các trích dẫn ở cuốn sách này không thể có ranh giới từ ngữ địa phương với từ ngữ toàn dân. Tôi xin có một số ý kiến trao đổi với những nhà soạn sách giáo khoa và các thầy giáo dạy môn Ngữ văn như sau:

- Ở câu hỏi số 2 (tr. 98): Đối chiếu các câu sau đây (trích từ truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng), cho biết từ kêu ở câu nào là từ địa phương, từ kêu ở câu nào là từ toàn dân. Hãy dùng cách diễn đạt khác hoặc dùng từ đồng nghĩa để làm rõ sự khác nhau đó:

a) Nó nhìn dáo dác một lúc rồi kêu lên:

- Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái!  Nó cũng lại nói trổng.

b) Con kêu rồi mà người ta không nghe.

Ở câu b) có thể thay từ “kêu” thành “gọi” mà ý của câu vẫn không thay đổi về mặt ngữ nghĩa. Tuy nhiên, từ “kêu” ở câu này không phải là từ ngữ địa phương dành riêng cho người miền Nam mà ở miền Trung người ta cũng thường nói như vậy, còn người miền Bắc ít nói từ kêu chứ không phải là không nói. Như vậy “kêu” và “gọi” là từ đồng nghĩa trong vốn từ ngữ toàn dân; “kêu gọi” là từ ghép chỉ chung cho việc lôi cuốn các đối tượng khác nghe theo lời của chủ thể.

- Ở bài tập số 3 (tr. 98): Trong hai câu đố sau, từ nào là từ địa phương? Những từ đó tương đương với từ nào trong ngôn ngữ toàn dân? (Các câu đố lấy trong Hợp tuyển Văn học dân gian các dân tộc ở Thanh Hóa, 1990).

Không cây không trái không hoa/Có lá ăn được, đố là lá chi? (Câu đố về lá bún)

Kín như bưng lại kêu là trống/Trống hổng trống hảng lại kêu là buồng? (Câu đố về cái trống và buồng cau)

“Chi” và “gì” là từ đồng nghĩa. Đành rằng cách nói của người Quảng Nam đến tận Nghệ An thường nói từ “chi” trong câu nghi vấn, nhưng không phải vì thế mà từ “chi” là từ địa phương của riêng vùng này. Ở câu đố về lá bún được nêu trên đây, nếu thay từ “chi” thành “gì” thì câu ấy không còn là thơ ca. Tương tự, trong Truyện Kiều, Nguyễn Du có viết: “Người ơi gặp gỡ làm chi/ Trăm năm biết có duyên gì hay không”. Tùy theo văn cảnh, chúng ta chọn lọc những từ đồng nghĩa mà dùng để câu văn trau chuốt hơn, chứ những trường hợp từ “chi” được dẫn trên đây không phải là từ địa phương.

- Ở bài tập số 4 (tr. 99), những nhà soạn sách cho rằng từ “vô” là từ địa phương của miền Nam, từ “vào” là từ toàn dân. Cách lý giải như thế này quá mơ hồ. Xin được nêu ví dụ ở bài hát nổi tiếng “Nối vòng tay lớn” của Trịnh Công Sơn có câu: “Từ Bắc vô Nam…”, chẳng lẽ từ “vô” ở đây cũng là từ địa phương sao?

Xem thêm
HĐND TP. Hà Nội ban hành nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

HĐND TP. Hà Nội đã ban hành nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố, tại kỳ họp thứ 22, HĐND Thành phố.

Rừng Cần Giờ - Nửa thế kỷ hồi sinh

Ngồi trên chiếc ca nô của lực lượng kiểm lâm, lướt trên sông Lòng Tàu mềm như dải lụa, len lỏi giữa những cánh rừng ngập mặn, tôi thầm thốt lên: 'Đúng là kỳ tích'.