| Hotline: 0983.970.780

Sắp có khoảng 57 triệu khẩu trang cung ứng cho thị trường

Thứ Ba 17/03/2020 , 18:38 (GMT+7)

Theo thông tin từ Bộ Công Thương, đến cuối tháng 3/2020 lượng khẩu trang ngành dệt may có thể cung ứng ra thị trường khoảng 57 triệu chiếc.

Khoảng 57 triệu chiếc khẩu trang sẽ cung ứng ra thị trường đến cuối tháng 3. Ảnh: Tùng Đinh.

Khoảng 57 triệu chiếc khẩu trang sẽ cung ứng ra thị trường đến cuối tháng 3. Ảnh: Tùng Đinh.

“Trong thời gian vừa qua, ngành dệt may hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước phòng chống dịch. Với năng suất may bình quân của một công nhân khoảng 150 chiếc/ngày, thậm chí chúng ta có thể xuất khẩu”, ông Ngô Khải Hoàn, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công thương cho hay.

Theo đó, năng lực sản xuất của 20 doanh nghiệp trong ngành là 1,1 triệu chiếc/ngày. Trong đó, Tập đoàn Dệt may Việt Nam có khả năng cung ứng lớn nhất với năng lực khoảng 19 triệu chiếc khẩu trang vải kháng khuẩn. Ngoài ra, có một số công ty như Havico với năng lực khoảng 8 triệu chiếc hoặc công ty may 28 là 7 triệu chiếc.

“Có thể khẳng định chúng ta không thiếu nguyên liệu sản xuất khẩu trang vải và kháng khuẩn. Nguyên nhân thiếu khẩu trang trong thời gian vừa qua là do thiếu sự cân đối nhịp nhàng giữa cung và cầu. Thông tin về các nhà cung ứng và điểm bán trên thị trường cho người dân”, ông Hoàn nói.

Theo ông Trương Văn Cẩm, Phó chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) nhận định, tình hình diễn biến dịch bệnh Covid - 19 phức tạp dẫn đến nhu cầu nhập khẩu khẩu trang của các nước trên thế giới tăng cao. Nhiều doanh nghiệp dệt may mong muốn có sự tháo gỡ vướng mắc về mặt cơ chế để có thể mở rộng thị trường.

“Dịch bệnh gây ra rủi ro nhưng cũng tạo ra nhiều cơ hội. Tuy nhiên, hiện tại, theo đúng quy định, chúng ta đang hạn chế xuất khẩu khẩu trang y tế. Nhưng khi doanh nghiệp xuất khẩu khẩu trang vải lại bị hải quan, quản lý thị trường gây khó khăn vì cho rằng cũng trong diện hạn chế. Ngay cả việc gửi mẫu đi nước ngoài cũng không cho phép”, ông Cẩm nêu vấn đề.

Trước các vấn đề này, Bộ Công Thương sẽ sớm có báo cáo Chính phủ nhằm nhận diện các khó khăn, thách thức đối với doanh nghiệp không chỉ trong thời kỳ dịch bệnh.

“Cần phải tính đến cả sau khi dịch kết thúc, những khó khăn đặt ra như thế nào? Trước mắt, trong hai đến ba ngày tới, Bộ Công Thương sẽ có báo cáo Chính phủ đề xuất các gói hỗ trợ cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp dệt may nói riêng”, Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh nói.

Xem thêm
Bảo hiểm thất nghiệp: Lợi ích kép cho người lao động và doanh nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp không chỉ là ‘bệ đỡ’ an sinh cho người lao động lúc mất việc mà còn hỗ trợ doanh nghiệp khi gặp khó khăn.

Mở tài khoản doanh nghiệp online với VietinBank eFAST

Chỉ vài phút trên điện thoại, doanh nghiệp đã sẵn sàng giao dịch với tài khoản thanh toán online (eKYC) từ VietinBank eFAST! Không cần hồ sơ giấy, không cần đến quầy, VietinBank mang đến trải nghiệm ngân hàng số hiện đại dành cho doanh nghiệp.

[Bài 5]: Gợi mở cho kinh tế tư nhân Việt Nam

Bên cạnh chính sách, nền nông nghiệp của một số quốc gia đã cất cánh nhờ biết đặt doanh nghiệp tư nhân làm hạt nhân kiến tạo chuỗi giá trị.

Thu thuế thương mại điện tử tăng gấp rưỡi so với cùng kỳ 2024

5 tháng đầu năm, thuế thu từ kinh tế số đạt gần 75.000 tỷ đồng, mức cao kỷ lục, phản ánh chuyển động mạnh trong giám sát dòng tiền trực tuyến.

Chuyển khoản bị treo 30 phút, ngân hàng phải báo cáo

Đây là một trong những nội dung đáng chú ý tại Dự thảo sửa đổi Thông tư 15/2024/TT-NHNN.

Bình luận mới nhất