| Hotline: 0983.970.780

Phủ vacxin phòng bệnh viêm da nổi cục trước 20/3

Thứ Sáu 15/03/2024 , 07:00 (GMT+7)

HÀ TĨNH Chỉ còn gần tuần nữa các địa phương phải hoàn thành việc bao phủ vacxin phòng bệnh viêm da nổi cục trâu, bò theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh.

Bệnh viêm da nổi cục đã 'khai tử' 8 con bò, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Ảnh: Thanh Nga.

Bệnh viêm da nổi cục đã "khai tử" 8 con bò, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Ảnh: Thanh Nga.

Sau hơn 2 tháng bùng phát, dịch bệnh viêm da nổi cục đã làm 75 con bò của người dân các xã Tùng Lộc, Thuần Thiện (huyện Can Lộc); Xuân Thành (huyện Nghi Xuân); Phù Lưu, Mai Phụ, Thạch Châu, Hồng Lộc (huyện Lộc Hà) mắc bệnh, trong đó có 8 con bị chết, tiêu hủy.

Ông Trần Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh cho biết, mặc dù cả hệ thống chính trị đã vào cuộc quyết liệt chống dịch, song điều kiện thời tiết mưa ẩm, miễn dịch bảo hộ của các loại vacxin trong tiêm phòng đợt 2/2023 đã hết nên mầm bệnh vẫn đang âm ỉ phát tán, lây lan.

“Hiện nay việc cấp bách nhất là cách ly nghiêm ngặt gia súc mắc bệnh và bao phủ vacxin phòng bệnh viêm da nổi cục trên 100% tổng đàn trâu bò”, ông Hùng nhấn mạnh.

Theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, thời hạn chót hoàn tất tiêm vacxin viêm da nổi cục đợt 1 năm 2024 đối với hơn 235.000 con trâu, bò là ngày 20/3. Như vậy chỉ còn 6 ngày để các địa phương thực hiện nhiệm vụ này.

Chỉ đạo mới nhất của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải yêu cầu, các địa phương đang có dịch viêm da nổi cục ngoài huy động các nguồn lực để xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để dịch bệnh bùng phát, lây lan ra diện rộng phải nhanh chóng tiêm vacxin phòng bệnh viêm da nổi cục, tối thiểu 80% tổng đàn trâu, bò thuộc diện tiêm phòng, hoàn thành trước ngày 20/3/2024.

Ghi nhận tại huyện Lộc Hà những ngày này, dù thời tiết bất thuận nhưng cán bộ Phòng NN-PTNT; Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện trực tiếp “cầm tay chỉ việc” cho lực lượng thú y xã đến từng hộ dân tiêm phòng vacxin.

Sau hơn 1 tuần tập trung thực hiện (từ ngày 7 - 13/3), địa phương đã nâng tổng số trâu, bò được tiêm phòng lên hơn 1.800 con. Từ nay đến ngày 20/3 phấn đấu hoàn thành tiêm cho 2.000 con trâu, bò còn lại.

Ông Lê Hồng Cơ, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Lộc Hà cho biết, sau công văn chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, huyện đã yêu cầu các địa phương rà soát, thống kê chính xác tổng đàn trâu bò trên địa bàn, đặc biệt là tại các xã có dịch và vùng bị uy hiếp để làm căn cứ tiêm phòng triệt để, kịp thời. Huyện cũng đang xem xét chính sách hỗ trợ kinh phí tiêm phòng nhằm nâng cao miễn dịch cho đàn vật nuôi.

“Sự quyết liệt của chính quyền và ngành chuyên môn là thứ yếu, muốn dập dịch, ngăn chặn bệnh lây lan thì ý thức của người chăn nuôi là quan trọng nhất. Chúng tôi kêu gọi bà con thời điểm này không thả rông trâu bò, theo dõi sát sức khỏe của vật nuôi, khi phát hiện có dấu hiệu bất thường phải báo ngay cho chính quyền và lực lượng thú y. Đối với những hộ đang có trâu bò mắc bệnh, tuyệt đối không bán chạy gia súc mắc bệnh, thực hiện điều trị theo đúng hướng dẫn của cán bộ thú y”, ông Cơ nhấn mạnh.

Đối với huyện Nghi Xuân, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh đã trực tiếp cử cán bộ chuyên môn tổ chức bổ cứu, hướng dẫn cho các xã, thị trấn để tập trung đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng.

Giải pháp cấp bách chống dịch là tiêm phòng vacxin nhằm tăng hệ miễn dịch cho đàn vật nuôi. Ảnh: TN.

Giải pháp cấp bách chống dịch là tiêm phòng vacxin nhằm tăng hệ miễn dịch cho đàn vật nuôi. Ảnh: TN.

Ông Lê Văn Du, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Thành (Nghi Xuân) thông tin, hiện xã đã tiêm phòng cho 250 /508 con trâu, bò. Sau buổi làm việc với Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, địa phương thực hiện sắp xếp lại công tác tổ chức, tranh thủ thời tiết thuận lợi huy động lực lượng, bám nắm các địa bàn để hoàn thành tiêm phòng trước ngày 17/3, đảm bảo phủ vacxin trên 80% tổng đàn.

Theo kế hoạch, đợt 1 năm 2024, huyện Nghi Xuân phấn đấu hoàn thành tiêm phòng viêm da nổi cục cho trên 2.350 con trâu bò thuộc diện tiêm phòng trước ngày 20/3. Đồng thời, chú trọng thông tin, tuyên truyền để nâng cao nhận thức, ý thức phòng ngừa dịch bệnh cho người chăn nuôi.

Kiểm soát chặt chẽ hoạt động giết mổ, mua bán trâu bò, nhất là các vùng có dịch, nhắc nhở người dân không thả rông trâu bò, mua bán trâu bò bị bệnh hoặc bị chết, chú trọng vệ sinh chuồng trại, báo cáo chính quyền địa phương ngay khi phát hiện dịch bệnh…

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.