| Hotline: 0983.970.780

Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải: Mức phí, xác định số phí phải nộp

Thứ Tư 23/11/2016 , 06:50 (GMT+7)

Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt là 10% trên giá bán của 1m3 nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT).

Trường hợp cần thiết áp dụng mức thu cao hơn, HĐND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định mức cụ thể phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

Đối với nước thải sinh hoạt thải ra từ các tổ chức, hộ gia đình tự khai thác nước để sử dụng (trừ hộ gia đình quy định tại khoản 3 và 4 Điều 5 Nghị định 154/2016/NĐ-CP) thì mức phí được xác định theo từng người sử dụng nước căn cứ vào số lượng nước sử dụng bình quân của một người trong xã, phường, thị trấn nơi khai thác và giá bán 1m3 nước sạch trung bình tại xã, phường, thị trấn.

Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp được tính như sau:

F = f + C, trong đó: F là số phí phải nộp; f là mức phí cố định 1.500.000 đồng/năm; C là phí biến đổi, tính theo: Tổng lượng nước thải ra; hàm lượng thông số ô nhiễm và mức thu đối với mỗi chất như sau (Mức phí: đồng/kg): Nhu cầu ô xy hóa học (COD) - 2.000; Chất rắn lơ lửng (TSS) - 2.400; Thủy ngân (Hg) - 20.000.000; Chì (Pb) - 1.000.000; Arsenic (As) - 2.000.000; Cadmium (Cd) - 2.000.000.

Cơ sở sản xuất, chế biến có tổng lượng nước thải dưới 20 m3/ngày đêm quy định tại điều này, không áp dụng mức phí biến đổi.

Xác định số phí phải nộp

+ Đối với nước thải sinh hoạt: Số phí bảo vệ môi trường phải nộp đối với nước thải sinh hoạt được xác định như sau:

Số phí phải nộp (đồng) = Số lượng nước sạch sử dụng (m3) x Giá bán nước sạch (đồng/m3) x  Mức thu phí

Trong đó:

Số lượng nước sạch sử dụng được xác định theo đồng hồ đo lượng nước sạch tiêu thụ của người nộp phí. Trường hợp người nộp phí chưa lắp được đồng hồ đo lượng nước sạch tiêu thụ thì áp dụng theo định mức khoán lượng nước sạch tiêu thụ đối với từng loại đối tượng sử dụng nước sạch do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định phù hợp với từng loại đối tượng sử dụng.

Trường hợp tự khai thác nước thì số lượng nước sạch sử dụng được xác định căn cứ vào số người theo sổ hộ khẩu gia đình (đối với gia đình) hoặc bảng chấm công, bảng lương, hợp đồng lao động (đối với tổ chức không sản xuất, chế biến) và lượng nước sạch bình quân theo đầu người trong xã, phường, thị trấn.

+ Đối với các cơ sở kinh doanh, dịch vụ tự khai thác nước để sử dụng thì số lượng nước sạch sử dụng được xác định căn cứ vào quy mô hoạt động kinh doanh, dịch vụ do cơ sở tự kê khai và thẩm định của UBND xã, phường, thị trấn.

Giá bán nước sạch là giá bán nước của đơn vị cung cấp nước sạch chưa bao gồm thuế VAT. Mức thu phí được quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 154/2016/NĐ-CP.

+ Đối với nước thải công nghiệp: Số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp được xác định như sau:

Số phí cố định phải nộp là 1.500.000 đồng/năm.

Số phí biến đổi (C) theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 154/2016/NĐ-CP được tính cho từng chất gây ô nhiễm theo công thức sau:

Số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp phải nộp (đồng) = Tổng lượng nước thải thải ra (m3) x Hàm lượng chất gây ô nhiễm có trong nước thải (mg/l) x 10-3 x Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của chất gây ô nhiễm thải ra môi trường (đồng/kg).

Trường hợp có lượng nước thải trung bình trong năm tính phí dưới 20 m3/ngày đêm, số phí cố định (f) phải nộp là: 1.500.000 đồng/năm.

Trường hợp có lượng nước thải trung bình trong năm tính phí từ 20 m3/ngày đêm trở lên, số phí phải nộp hàng quý được tính theo công thức sau:

Fq = (f/4) + Cq Trong đó: Fq là số phí phải nộp trong quý (đồng). f = 1.500.000 đồng. Cq là số phí biến đổi phải nộp trong quý.

Xác định lượng nước thải ra:

Đối với các cơ sở có đồng hồ đo lượng nước thải, lượng nước thải ra được xác định căn cứ vào số đo trên đồng hồ. Đối với các cơ sở không có đồng hồ đo lượng nước thải thì lượng nước thải được xác định dựa trên kết quả đo đạc thực tế của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường hoặc được tính bằng 80% lượng nước sử dụng hoặc thông tin trong báo cáo đánh giá tác động môi trường theo định kỳ hàng quý. (Còn nữa)

Xem thêm
Không cấp 'sổ đỏ' phải nói rõ lý do cho công dân

Nếu cơ quan chức năng không cấp 'sổ đỏ' cho công dân, trong thời gian giải quyết phải trả lời cụ thể, rõ ràng nêu rõ lý do cho công dân được biết.

Công ty TNHH Dịch vụ Tổng hợp T&T san lấp bằng chất thải xây dựng

HƯNG YÊN Công ty TNHH Dịch vụ Tổng hợp T&T tự ý thay đổi vật liệu san lấp từ cát đầm đen, bằng chất thải xây dựng có chứa lẫn lộn nhiều loại rác

Nghịch lý nhà tái định cư: [Bài 4] Trục lợi công khai, chính quyền không biết?

Tầng hầm, hạ tầng kỹ thuật, đất dự án tái định cư chưa sử dụng bị một số đối tượng ngang nhiên chiếm dụng làm nơi trông giữ xe nhằm thu lợi bất chính.

Hà Tĩnh: Môi trường bị ‘bức tử’ vì hợp tác xã đốt rác trái quy định

Thay vì thu gom, trung chuyển đến nhà máy xử lý theo quy định, HTX vệ sinh môi trường xã Cẩm Nhượng thường xuyên đốt rác trong khu dân cư gây ô nhiễm.

Ca sĩ An Ngọc góp tiền xoá nhà tạm cho 5 hộ nghèo quê lúa

An Ngọc yêu nông sản - thương hiệu kết nối nông sản do ca sỹ An Ngọc xây dựng đã chung tay xóa 5 nhà tạm cho các hộ nghèo ở Thái Bình.

Bộ Công an thí điểm sang tên xe trực tuyến qua VNeID tại TP HCM

Từ nay đến hết tháng 5, TP HCM thí điểm sang tên xe trực tuyến qua VNeID với quy trình 4 bước trên Cổng dịch vụ công Bộ Công an.