| Hotline: 0983.970.780

Phát huy vai trò nữ giới trong hoạt động khuyến nông

Thứ Tư 28/07/2021 , 19:30 (GMT+7)

Dịch vụ và hoạt động khuyến nông chưa đáp ứng được nhu cầu của nữ giới ở khu vực nông thôn.

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia vừa tổ chức hội thảo tham vấn tài liệu hướng dẫn lồng ghép giới trong khuyến nông.

Trên cơ sở hoàn thiện bộ tài liệu hướng dẫn lồng ghép giới trong khuyến nông dành cho các đối tượng giảng viên (ToT) trong khuôn khổ hợp tác của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và UN Women (Tổ chức Phụ nữ Liên Hợp Quốc) năm 2021, hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tuyến và trực tiếp.

Ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tại hội thảo. Ảnh: Linh Linh.

Ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tại hội thảo. Ảnh: Linh Linh.

Tại hội thảo, các ý kiến tham vấn của nhiều đại diện thuộc cục, vụ, Trung tâm khuyến nông Quốc gia, trung tâm khuyến nông tỉnh và các bên liên quan như CARE, SNV, OXFARM… đã được nêu lên và trở thành cơ sở để nhóm biên soạn chỉnh sửa, hoàn thiện tài liệu đảm bảo yêu cầu, chất lượng và hiệu quả, đáp ứng mục tiêu đề ra.

Trên thực tế, tiếp cận của nữ giới đến các dịch vụ đầu vào và dịch vụ khuyến nông trong sản xuất và kinh doanh đều ít hơn so với nam giới. Sự tham gia của nữ giới trong các hoạt động khuyến nông cũng thấp hơn sơ với nam giới, mặc dù họ đây là lực lượng lao động chính trong nông nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh nam giới có xu hướng di cư ra khỏi khu vực nông thôn và lĩnh vực nông nghiệp.

Thực tế cũng chỉ ra còn có sự bất bình đẳng giới hoạt động trong khuyến nông. Mặt khác, dịch vụ và hoạt động khuyến nông chưa đáp ứng được nhu cầu của nữ giới ở khu vực nông thôn. Do vậy, đòi hỏi cấp thiết là cần quan tâm đúng mức đến khía cạnh giới trong khuyến nông nhằm nâng cao khả năng tiếp cận của nữ giới tới các hoạt động khuyến nông.

Xét dưới góc độ chính sách, các quy định hiện hành chưa có thông tư hướng dẫn cụ thể thế nào là lồng ghép giới vào hoạt động khuyến nông. Các chính sách khuyến nông đều hướng tới mục tiêu đẩy mạnh việc áp dụng và chuyển giao các dịch vụ khuyến nông như liên kết chuỗi giá trị, chuyển giao công nghệ… mà chưa thực sự quan tâm đến vấn đề lồng ghép giới.

Dịch vụ và hoạt động khuyến nông còn chưa đáp ứng được nhu cầu của nữ giới ở khu vực nông thôn. Ảnh: DĐT.

Dịch vụ và hoạt động khuyến nông còn chưa đáp ứng được nhu cầu của nữ giới ở khu vực nông thôn. Ảnh: DĐT.

Hạn chế này dẫn đến rào cản về giới hình thành và ngăn cản nữ giới có cơ hội bình đẳng với nam giới trong chia sẻ lợi ích và đặc biệt là hạn chế năng lực của nữ giới trong các hoạt động kinh doanh.

Với những lý do trên, việc xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn tập huấn về lồng ghép giới trong khuyến nông, tập huấn cho cán bộ cơ sở về lồng ghép giới và truyền thông về lồng ghép giới trong khuyến nông là vô cùng cần thiết.

Ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia chia sẻ, việc lồng ghép giới trong hoạt động khuyến nông sẽ mang lại hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp. Để cụ thể hóa được mục tiêu, Trung tâm đã phối hợp với UN Women xây dựng bộ tài liệu về lồng ghép giới để đưa vào giảng dạy, xây dựng kế hoạch để giúp cho công tác giới trong mọi hoạt động khuyến nông được diễn ra xuyên suốt như trong xây dựng mô hình, huấn luyện đào tạo, thông tin tuyên truyền, công tác hội nghị hội thảo…

“Ngay trong những ngày đầu hình thành tài liệu, Trung tâm không chỉ hợp tác với UN Women mà còn mời Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam và các tổ chức đoàn thể khác cùng chung tay vào hoạt động công tác giới. Sau khi hình thành tài liệu, Trung tâm sẽ phối hợp với các tổ chức ngành chủ trì các diễn đàn, hội thảo, các buổi giảng dạy thử nghiệm để đưa ra những giải pháp trực tiếp đối với những đối tượng có tính lan tỏa cao, có tính tiếp cận cộng đồng trực tiếp ở địa phương. Với phương thức như vậy, không chỉ trung tâm khuyến nông, các tổ chức quốc tế, cơ quan đoàn thể trong nước cũng sẽ vào cuộc một cách đồng bộ”, ông Lê Quốc Thanh cho biết.

Xem thêm
Nuôi thỏ lai, thu lợi nhanh

AN GIANG Nuôi thỏ đang trở thành hướng đi triển vọng cho nông dân ở An Giang, nhờ chi phí thấp, dễ chăm sóc, đầu ra ổn định, đã giúp nhiều hộ tăng thu nhập rõ rệt.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Canh tác lúa giảm phát thải, lợi nhuận tăng hơn 6 triệu đồng/ha

TRÀ VINH Năng suất lúa trong mô hình đạt 6,4 - 6,6 tấn/ha, tăng khoảng 5 - 6% so với ngoài mô hình. Lợi nhuận tăng từ 20 - 25% so với ngoài mô hình.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Thả hơn 40.000 con cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

BẮC NINH Hoạt động thả hơn 40.000 con cá giống của tỉnh Bắc Ninh góp phần phục hồi hệ sinh thái nước ngọt và nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ của Bắc Kạn có thể giảm 10 triệu USD

Bắc Kạn Một số đơn hàng của doanh nghiệp chế biến gỗ tại tỉnh Bắc Kạn xuất khẩu sang Hoa Kỳ bị hủy, tạm dừng, có đơn vị bị hủy tất cả đơn hàng đã ký.