| Hotline: 0983.970.780

Nuôi cá mú hai giai đoạn thu nửa tỷ đồng mỗi năm

Thứ Tư 07/04/2021 , 10:00 (GMT+7)

Nuôi chuyên canh cá mú hai giai đoạn, mỗi năm anh Trấn Quang Phú ở huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu thu lợi nhuận khoảng 500 triệu đồng.

Cá mú 10 tháng tuổi tại gia đình anh Trần Quang Phú. Ảnh: Trọng Hoàng.

Cá mú 10 tháng tuổi tại gia đình anh Trần Quang Phú. Ảnh: Trọng Hoàng.

Sở hữu 3 ao nuôi trên diện tích 13.000m2 nuôi tôm cá nước lợ từ năm 2010, anh Trấn Quang Phú ở ấp An Thạnh, xã An Ngãi, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có chút ít kinh nghiệm đối với nghề nuôi trồng thủy sản. Sau vài năm nuôi xen canh, nuôi ghép các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế trên thị trường nhưng hiệu quả không cao nên anh muốn tìm đối tượng nuôi mới.

Đầu năm 2016 khi phong trào nuôi cá mú trong ao phát triển mạnh ở một số đầm nuôi tại Khánh Hòa. Anh Phú đến tham quan và tìm hiểu quy trình nuôi, nguồn gốc con giống, cũng như các loại thức ăn và cách chăm sóc, rồi mạnh dạn đặt mua con giống về thả nuôi.

Thời gian đầu vì thiếu kinh nghiệm trong khâu chọn giống, khẩu phần ăn nên cá nuôi chậm lớn, tỷ lệ sống của cá nuôi không cao, chỉ đạt khoảng 30%. Anh Phú dành thời gian nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng, dinh dưỡng và phát triển của cá mú qua sách báo. Tích cực tham gia các lớp tập huấn chuyên đề về nuôi cá mú trong ao đất do Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức, dần dần anh cũng nắm được quy trình nuôi.

Anh Phú cho biết, cá mú có nhiều loại nhưng anh chỉ thả nuôi cá mú đen và cá mú lai. Hai loài này rất phù hợp với các ao đầm nước lợ, cá nuôi ít bị bệnh, thời gian sinh trưởng tương đối phù hợp với môi trường ao đất. Cá càng lớn tốc độ tăng trưởng càng nhanh. Ngoài ra con giống có thể chọn đặt mua ở các cơ sở sản xuất nhân tạo.

Anh Trấn Quang Phú ở ấp An Thạnh, xã An Ngãi, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Ảnh: Trọng Hoàng.

Anh Trấn Quang Phú ở ấp An Thạnh, xã An Ngãi, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Ảnh: Trọng Hoàng.

Theo kinh nghiêm của anh Phú, con giống sau khi mua về được thả nuôi trong ao có diện tích nhỏ để dễ quản lý chăm sóc. Thức ăn giai đoạn này là cá tạp biển tươi, xay nhỏ, cho cá ăn theo đúng vị trí cố định, đặt sàng để kiểm tra lượng thức ăn hàng ngày. Định kỳ 15 ngày bổ sung các loại khoáng, VitaminC nhằm tăng sức đề kháng cho cá. Dùng các ống nhựa có đường kính 20 cm làm giá thể cho cá trú ẩn.

Sau 2 tháng, cá đạt trọng lượng từ 150 - 200g/con. Lúc này phân cỡ thả nuôi ra các ao lớn. Thức ăn cho cá nuôi trong các ao lớn là cá tạp tươi cắt khúc cho ăn theo khấu phần khoảng 3% trọng lượng cá trong ao. Nên thay nước thường xuyên để kích thích sự tăng trưởng cho cá nuôi.

Cũng theo anh Phú, để cá có tỷ lệ sống cao và phát triển tốt, trước khi thả cá ao nuôi phải cải tạo, đắp bờ, sên vét bùn đáy, bón vôi, phơi đáy rồi mới lây nước vào ao. Con giống chọn mua ở những cơ sở sản xuất có uy tinh tính trên thị trường. Mật độ nuôi thương phẩm tối đa là 1con/m2.

Sau 10 tháng cá có trọng lượng khoảng 1- 1,2kg/con. Hệ số chuyển đổi khoảng 6:1 (6 kg cá tap thu được 1kg cá thương phẩm). Với cách làm này, mỗi năm anh Phú thu hoạch khoảng 2,5 tấn cá thương phẩm trên 3 ao có diện tích mặt nước khoảng 5.000m2.

Nắm được quy trình, anh Phú mở rộng diện tích nuôi. Hiện anh Phú có khoảng 3 ha đất nuôi trồng thủy sản. Trong đó có 8 ao nuôi thương phẩm với 1,5ha diện tích mặt nước. Mỗi năm thả nuôi khoảng 15.000 con giống, cá có kích thước từ 8-10cm, chia làm ba đợt, tỷ lể sống khoảng 50%. Sản lượng cá thương phẩm thu được khoảng 7 tấn.

“Cá mú là loài có dinh dưỡng cao, lại được tiêu thụ mạnh tại các nhà hàng quán ăn trong tỉnh và vùng lân cận nên cá thương phẩm có kích thước từ 1-1,4 kg/con rất dễ tiêu thụ không phải lo về đầu ra. Với giá bán trung bình trong năm khoảng 200 ngàn đồng/kg, sau khi trừ chi phí tôi thu lãi khoảng 500 triệu đồng’. anh Phú cười chia sẻ.

Theo ông Võ Xuân Hậu, Trạm Khuyến nông Long Điền, hiện phong trào nuôi cá mú theo quy trình của anh Phú tại địa phương chưa nhiều. Ngoài mô hình nuôi cá mú bằng thức ăn công nghiệp do trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai còn có khoảng 3 hộ nuôi nhỏ lẻ, manh múm, tự phát.

"Mô hình nuôi cá mú hai giai đoạn như anh Phú là mô hình thủy sản hiệu quả. Địa phương sẽ tăng cường phối hợp với các ngành chức năng tổ chức đào tạo, tập huấn kỹ thuật, triển khai chuyển giao công nghệ tạo điều kiện để bà con tiếp cận, áp dụng nhân rộng nhằm tăng thu nhập trên đơn vị diên tích." ông Vũ Xuân Hậu cho biết.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.