| Hotline: 0983.970.780

Nuôi cá kình trong ao lót bạt vùng bãi ngang cho hiệu quả cao

Thứ Bảy 27/07/2024 , 08:46 (GMT+7)

QUẢNG TRỊ Sau 3 tháng nuôi, cá kình trong mô hình đạt cỡ 20 con/kg, bán giá 170 nghìn đồng/kg, lợi nhuận 167 triệu đồng/0,3ha, tương đương hơn 550 triệu đồng/ha/vụ.

Hiệu quả của mô hình mở ra hướng phát triển mới cho các vùng nuôi thủy sản bãi ngang ven biển. Ảnh: Việt Toàn.

Hiệu quả của mô hình mở ra hướng phát triển mới cho các vùng nuôi thủy sản bãi ngang ven biển. Ảnh: Việt Toàn.

Nhằm xây dựng mô hình nuôi các đối tượng mới, xen canh các loài cá mặn lợ có giá trị trên diện tích ao nuôi thủy sản bỏ hoang, Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị đã xây dựng mô hình nuôi cá kình trong ao lót bạt ở vùng bãi ngang tại xã Triệu Vân, huyện Triệu Phong. Vừa qua, Trung tâm đã tổ chức hội nghị tổng kết mô hình.

Mô hình thực hiện với quy mô nuôi 3.000m2, mật độ thả 35 con/m2. Triển khai mô hình, Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị đã hỗ trợ 50% kinh phí con giống, thức ăn công nghiệp và chế phẩm sinh học, cán bộ kỹ thuật của Trung tâm luôn theo sát chỉ đạo hộ thực hiện mô hình thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật.

Sau 3 tháng thả nuôi, kích cỡ cá kình trong mô hình bình quân đạt 20 con/kg, tỷ lệ sống ước đạt 60%. Hiện cá kình được thu mua với giá cao (170.000đ/kg cho kích cỡ 20 con/kg). Với sản lượng ước thu hoạch được và hạch toán chi phí đầu tư trong thời gian nuôi, hộ tham gia mô hình thu được lợi nhuận 167 triệu đồng/0,3ha sau 3 tháng nuôi, tương đương lợi nhuận cho 1ha là trên 550 triệu đồng/vụ. Qua đó cho thấy, đây là đối tượng mới mang lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định cho người nuôi.

Cá kình hiện được người tiêu dùng rất ưa chuộng, giá bán cao (170 nghìn đồng/kg). Ảnh: Việt Toàn.

Cá kình hiện được người tiêu dùng rất ưa chuộng, giá bán cao (170 nghìn đồng/kg). Ảnh: Việt Toàn.

Từ hiệu quả mô hình, đã khẳng định cá kình là đối tượng nuôi phù hợp có thể đưa vào nuôi trong ao lót bạt thay cho tôm hoặc có thể luân canh, xen canh qua các vụ nuôi, góp phần thay đổi nhận thức, tập quán, phương thức sản xuất của người nuôi. Đồng thời đa dạng hóa đối tượng nuôi nước mặn lợ tại các vùng nuôi tôm kém hiệu quả ở các vùng bãi ngang ven biển, tận dụng được diện tích mặt nước ao hồ bỏ hoang, hạn chế suy thoái môi trường, dịch bệnh, đảm bảo tính bền vững trong nuôi trồng thủy sản.

Thông qua mô hình, sẽ nâng cao trình độ kỹ thuật nuôi, thay đổi cách nhìn của người dân trong quá trình lựa chọn hình thức và đối tượng nuôi phù hợp với điều kiện của địa phương. Người nuôi yên tâm bám đất, bám ao, không bỏ hoang ao nuôi, đẩy mạnh nghề nuôi trồng thủy sản bền vững. 

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.