| Hotline: 0983.970.780

Người tiên phong đưa hươu sao về Kon Tum

Thứ Sáu 11/04/2025 , 14:21 (GMT+7)

Anh Nguyễn Văn Bình (xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum) phát triển kinh tế hiệu quả nhờ tiên phong đưa mô hình nuôi hươu sao về vùng cao để lập nghiệp.

Anh Bình được xem là người tiên phong đưa mô hình nuôi hươu sao về huyện Kon Rẫy. Ảnh: Tuấn Anh,

Anh Bình được xem là người tiên phong đưa mô hình nuôi hươu sao về huyện Kon Rẫy. Ảnh: Tuấn Anh,

Y tưởng về mô hình nuôi hươu sao đã được anh Bình nhen nhóm từ hơn 10 năm về trước. Khi đó, anh Bình suy nghĩ, nếu chỉ đơn thuần nuôi các con vật truyền thống như heo, bò… rất bấp bênh và thu nhập không đủ sống. 

Sau đó, anh Bình lên mạng tìm tòi về các mô hình chăn nuôi cho thu nhập cao vô tình thấy nuôi hươu sao rất thành công ở vùng đất Hà Tĩnh. Không chần chừ, anh Bình quyết định về Hà Tĩnh để tìm tòi, học hỏi kỹ thuật nuôi hươu, quy trình chăm sóc, cách thu hoạch nhung… Sau nhiều ngày ăn nằm ở vùng đất Hà Tĩnh, anh Bình đã bị chinh phục bởi mô hình nuôi hươu sao, để từ đó quyết tâm theo đuổi.

Năm 2021, sau khi bán miếng đất của gia đình, anh Bình đầu tư xây dựng chuồng trại và mua 25 con hươu sao cả đực và cái về nuôi với tổng kinh phí hơn 800 triệu đồng. Anh Bình cho biết, hươu sao rất dễ nuôi và gần như gia đình không gặp khó khăn về khâu chăm sóc.

“Hươu sao là loài vật có sức đề kháng tốt, ít bị bệnh. Đặc biệt, chăm sóc hươu sao ít tốn chi phí đầu tư do nguồn thức ăn chủ yếu ở ngoài tự nhiên như cỏ voi, ngô, đậu, các phế phẩm nông nghiệp… nên gia đình bỏ công sức là chính”, anh Bình chia sẻ.

Nuôi hươu sao dễ, ít bệnh, nguồn thức ăn chủ yếu ngoài tự nhiên. Ảnh: Tuấn Anh.

Nuôi hươu sao dễ, ít bệnh, nguồn thức ăn chủ yếu ngoài tự nhiên. Ảnh: Tuấn Anh.

Theo anh Bình, một con hươu đực nuôi từ 9-10 tháng sẽ bắt đầu ra nhung, một lần thu hoạch khoảng 1 kg nhung, giá trung bình từ 18 - 20 triệu đồng/kg. Trong khi đó, con hươu cái sau 2 năm tuổi bắt đầu sinh sản, mỗi năm khoảng 1 lứa, cặp hươu giống trên 6 tháng tuổi trở lên có giá trên 40 triệu đồng.

“Lứa đầu tiên, gia đình bán được hơn 300 triệu tiền hươu giống và gần 200 triệu tiền nhung hươu. Sau hơn 1 năm, gia đình đã thu hồi vốn và tiếp tục mở rộng mô hình nhằm tăng thêm thu nhập. Hiện, đàn hươu sao của gia đình hiện có khoảng 25 con cái và 15 con đực, trừ hết chi phí đầu tư, lợi nhuận thu về khoảng gần 600 triệu đồng", anh Bình chia sẻ.

Anh Bình cho biết thêm, hươu sao tại thị trường Kon Tum vẫn chưa có đầu ra ổn định, gia đình kinh doanh vẫn theo kiểu tự phát. Tuy nhiên, may mắn cho gia đình sau khi hươu sao được đăng bán trên mạng và đưa về Hà Nội, Vĩnh Phúc cho người thân sử dụng, nhiều người đã biết đến chất lượng sản phẩm nên đã đặt mua ngày càng nhiều hơn.

Hươu sao hiện mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân Kon Tum. Ảnh: Tuấn Anh.

Hươu sao hiện mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân Kon Tum. Ảnh: Tuấn Anh.

Để mong muốn trở thành hiện thực, anh Bình cho biết, gia đình sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm nuôi hươu sao, cung cấp giống cũng như hỗ trợ thị trường đầu ra cho người dân. Có như vậy, nghề nuôi hươu sao mới thực sự phát triển mạnh mẽ tại Kon Tum và được nhiều người biết đến.

Ông Nguyễn Văn Thủy, Phó Chủ tịch UBND huyện Kon Rẫy cho hay, anh Bình được xem là người tiên phong nuôi hươu sao trên huyện Kon Rẫy và mang lại hiệu quả. Từ mô hình nuôi hươu sao của anh Bình, đã có hộ dân là người đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Đăk Tơ Lung đưa về đầu tư nhân rộng và rất thành công.

“Qua rà soát trên địa bàn, huyện đã đánh giá và xác định được một số mô hình phát triển nông nghiệp mang lại hiệu quả, trong đó có nghề nuôi hươu sao. Chính vì vậy, UBND huyện đã chỉ đạo các ban, ngành cùng các địa phương tổ chức thực hiện nhân rộng các mô hình này để tạo tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân, đặc biệt là người đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn”, ông Thủy thông tin.

“Mình mong muốn nhiều hộ dân trong vùng cùng liên kết nuôi hươu sao. Khi đó, nguồn nhung hươu sẽ nhiều hơn, mình sẽ thu mua lại cho người dân để cung cấp cho các công ty dược vốn đang rất thiếu nguồn nguyên liệu về loại mặt hàng này”, anh Nguyễn Văn Bình tâm sự.

Xem thêm
Phòng chống dịch tả lợn Châu Phi từ cơ sở giết mổ

GIA LAI Trước tình hình dịch tả lợn Châu Phi diễn biến phức tạp, ngành chức năng Gia Lai tăng cường phòng chống, đặc biệt là từ cơ sở giết mổ động vật tập trung.

Trồng xen ca cao trong vườn dừa, lợi đôi đường

VĨNH LONG Mô hình này tận dụng hiệu quả diện tích, cải thiện hệ sinh thái đất, duy trì độ ẩm, giảm xói mòn rửa trôi, năng suất dừa cũng tăng so với trồng chuyên canh.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiếm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp vùi phân

SƠN LA Phương pháp bón vùi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Điểm sáng nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.

Bình luận mới nhất