| Hotline: 0983.970.780

Nậm Pồ khai thác hiệu quả tiềm năng nông nghiệp

Thứ Ba 22/04/2025 , 20:58 (GMT+7)

ĐIỆN BIÊN Nhờ khai thác hiệu quả tiềm năng nông nghiệp, huyện Nậm Pồ từng bước phát triển kinh tế bền vững, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân vùng cao.

Huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên được thành lập năm 2012 trên cơ sở sáp nhập 10 xã thuộc huyện biên giới Mường Nhé và 5 xã của huyện Mường Chà. Với diện tích hơn 149.000ha và dân số trên 51.000 người, huyện Nậm Pồ có địa hình chủ yếu là đồi núi, giao thông đi lại còn nhiều trở ngại. Người dân nơi đây phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số như Mông, Kháng, Khơ Mú, Cống... Đời sống còn nhiều khó khăn, chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, trong khi trình độ dân trí giữa các vùng còn chưa đồng đều.

Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, đất đai và khí hậu, huyện Nậm Pồ đã triển khai nhiều hoạt động, khai thác hiệu quả tiềm năng phát triển kinh tế nông nghiệp. Bằng việc đầu tư, ứng dụng khoa học kỹ thuật, mở rộng mô hình sản xuất theo hướng hàng hóa, huyện đã và đang từng bước chuyển mình, tạo động lực tăng trưởng kinh tế, nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Những năm gần đây, huyện Nậm Pồ tập trung phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, đồng thời thành lập các hợp tác xã nông nghiệp để tăng hiệu quả tổ chức sản xuất. Cùng với đó, triển khai các chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất – chế biến – tiêu thụ, tạo điều kiện hỗ trợ người dân phát triển cây rau màu, cây ăn quả, cây dược liệu theo hướng hàng hóa. Nhờ định hướng đúng đắn, đến nay toàn huyện đã hình thành hàng trăm mô hình sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó điển hình như dự án liên kết sản xuất và tiêu thụ dứa hữu cơ tại xã Nậm Chua.

Người dân bản Nậm Chua 4, xã Nậm Chua, huyện Nậm Pồ thu hoạch dứa. Ảnh: Trần Hương.

Người dân bản Nậm Chua 4, xã Nậm Chua, huyện Nậm Pồ thu hoạch dứa. Ảnh: Trần Hương.

Năm 2023, dự án được Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện triển khai thí điểm tại bản Nậm Chua 4 và bản Huổi Cơ Mông (xã Nậm Chua) với 20 hộ dân tham gia trồng giống dứa Queen (hay còn gọi là dứa hoàng hậu). Dứa Queen không chỉ thích hợp với điều kiện đất đai tại địa phương mà còn đem lại hiệu quả kinh tế vượt trội so với các cây trồng truyền thống, mở ra hướng đi mới cho nông dân miền núi.

Đồng thời, huyện Nậm Pồ đã đẩy mạnh liên kết, hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư được triển khai. Huyện đã ký kết hợp tác xây dựng nhà máy chế biến sản phẩm từ cây quế và tiêu thụ sản phẩm chanh leo, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân yên tâm sản xuất.

Đáng chú ý, năm 2024, huyện đã hoàn thành 16 dự án hỗ trợ trồng cây quế với tổng diện tích hơn 626ha, nâng tổng diện tích cây quế toàn huyện lên 1.436ha. Cùng với đó là dự án hỗ trợ trồng cây chanh leo với diện tích 3,9ha, nâng diện tích chanh leo lên 53,78ha; trồng mới cây sa nhân dưới tán rừng, nâng tổng diện tích sa nhân trên địa bàn huyện lên 168,65ha.

Bên cạnh đó, huyện tập trung triển khai kế hoạch thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); phát triển mở rộng quy mô sản phẩm OCOP trên địa bàn như mật ong xã Chà Nưa, cam Nậm Tin, lạc đỏ Chà Nưa, thịt trâu sấy Phìn Hồ, rượu Mông kê Si Pa Phìn…

Người dân chăm sóc cây chanh leo tại xã Si Pa Phìn, huyện Nậm Pồ. Ảnh: Trần Hương.

Người dân chăm sóc cây chanh leo tại xã Si Pa Phìn, huyện Nậm Pồ. Ảnh: Trần Hương.

Ông Trần Văn Thượng, Chủ tịch UBND huyện Nậm Pồ cho biết: Năm 2025, huyện đặt mục tiêu nâng tổng giá trị sản xuất lên 1.738 tỷ đồng, trong đó lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm hơn 708 tỷ đồng, tương đương 40,73%. Để đạt được mục tiêu này, huyện tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp; chú trọng thu hút đầu tư, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Song song đó, triển khai và nhân rộng các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, đặc trưng, các mô hình, hợp tác xã sản xuất hiệu quả gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP. Huyện cũng phát động phong trào “Trồng mới 10 triệu cây quế” nhằm xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

Thời gian tới, huyện đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng cường thu hút, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phát triển hạ tầng, bảo vệ, phát triển rừng, khai thác các tiềm năng, lợi thế, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp góp phần xóa đói giảm nghèo và nâng cao đời sống người dân.

Xem thêm
Đầu tư dự án khu chăn nuôi lợn giống và thương phẩm trên 900 tỉ đồng

QUẢNG TRỊ Dự án có diện tích mặt đất, mặt nước dự kiến sử dụng trên 63 ha, công suất thiết kế 1.200 nái ông bà, 5.000 nái bố mẹ và 80.000 lợn thương phẩm.

Không để việc sắp xếp bộ máy ảnh hưởng đến phòng, chống dịch bệnh

HÀ TĨNH Đó là một trong những chỉ đạo mới nhất của UBND tỉnh Hà Tĩnh nhằm khống chế dịch tả lợn Châu Phi và một số dịch bệnh đang xảy ra trên đàn vật nuôi.

Những hứa hẹn ở Quỳnh Nhai

SƠN LA 7 năm trôi qua, diện tích trồng cây mắc ca ở Quỳnh Nhai ngày càng mở rộng, sản lượng tăng dần, doanh nghiệp chế biến sâu đã liên kết đầu tư để nâng giá trị.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Đắk Nông chuyển đổi cơ cấu cây trồng để chống hạn

ĐẮK NÔNG Trước tình trạng nắng hạn ngày càng gay gắt, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông chủ động định hướng người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

GS.TS Võ Đại Hải: Báo Nông nghiệp và Môi trường là người bạn đồng hành của các nhà khoa học

'Tôi tin tưởng và kỳ vọng Báo Nông nghiệp và Môi trường sẽ tiếp tục là người bạn đồng hành của Khoa học và Công nghệ', GS.TS Võ Đại Hải.

Tàu cá thiếu lao động trầm trọng: [Bài 3] Cần hiện đại hóa nghề cá

Hiện đại hóa nghề cá là giải pháp giảm thiểu lao động để giải quyết vấn nạn thiếu lao động nghề biển nhưng đòi hỏi thuyền viên phải qua đào tạo.

Sếu đầu đỏ Thái Lan đã về Tràm Chim

Đồng Tháp Tỉnh Đồng Tháp đã chính thức tiếp nhận 6 cá thể sếu đầu đỏ từ Thái Lan, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong nỗ lực bảo tồn loài chim quý hiếm tại Vườn quốc gia Tràm Chim.